Bên cạnh Facebook Messenger thì Zalo cũng là một ứng dụng nhắn tin miễn phí qua internet có lượng người dùng đông đảo tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người dùng Zalo cho biết, họ không hề muốn sử dụng ứng dụng này bởi những lo ngại về bảo mật, mới đây nhất là Zalo bị phát hiện trích xuất nội dung trong bộ nhớ tạm của iPhone. Song vì công việc và yêu cầu phải kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác nên không thể thiếu một tài khoản Zalo trên smartphone, máy tính.
Dù đang sử dụng Zalo do yêu cầu bắt buộc hay không, bạn cũng nên kiểm tra kỹ những tùy chọn bảo mật để đảm bảo an toàn cho thông tin, dữ liệu của mình.
Thiết lập quyền riêng tư
Bạn vào Cài đặt Quyền riêng tư
Thiết lập quyền riêng tư.
Kiểm tra ứng dụng đã cấp quyền
Những ứng dụng khác "cùng nhà" với Zalo như nghe nhạc, game,... có thể đòi quyền truy cập thông tin tài khoản Zalo của bạn để đăng nhập nhanh hay tự động đăng bài lên trang cá nhân. Điều đáng lo ngại là có những ứng dụng bạn không hề sử dụng nhưng vẫn xuất hiện trong danh mục "Ứng dụng đã cấp quyền". Do đó, trong quá trình sử dụng Zalo, bạn nên thường xuyên vào Cài đặt Tài khoản và bảo mậtỨng dụng đã cấp quyền để xóa bớt ứng dụng không liên quan.
Nên loại bỏ tất cả ứng dụng trong danh mục "Ứng dụng đã cấp quyền" mà bạn không biết, không sử dụng.
Có nên cho Zalo tự động cập nhật danh bạ?
Zalo có tùy chọn cho người dùng thiết lập tính năng tự động cập nhật danh bạ. Nếu không muốn Zalo nhòm ngó danh bạ với những số điện thoại và thông tin của bạn bè, đồng nghiệp, đối tác thì người dùng nên tắt tính năng này bằng cách vào Cài đặtDanh bạ.
Tùy chọn cho phép Zalo tự động cập nhật danh bạ hay không.
Ngoài ra, Zalo còn trao cho người dùng quyền quyết định nhiều tùy chọn bảo mật và quyền riêng tư khác. Một người dùng tinh tế nên dành thời gian thiết lập mọi thứ cho phù hợp với mục đích sử dụng.