"Nạn nhân'' cũng từng là một thiên hà vệ tinh của Milky Way, nhưng nhỏ bé hơn nên đã thua cuộc trong vụ đụng độ, nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy tiết lộ.
Nhóm các nhà thiên văn từ Đại học Bologna (Ý), dẫn đầu bởi tiến sĩ Alessio Mucciarelli, đã lần theo manh mối từ những ngôi sao có quỹ đạo khác biệt so với hầu hết sao trong Đám mây Magellan Lớn và tìm thấy một thứ rõ ràng hơn: NGC 2005.
NGC 2005 là một cụm sao cầu tập hợp hàng trăm nghìn đến hàng triệu ngôi sao, liên kết chặt chẽ với nhau bởi lực hấp dẫn, tạo thành một hình cầu có mật độ dày đặc dần về phía trung tâm. Các ngôi sao trong cụm thường có cùng tuổi và đã rất già, nên các cụm sao cầu được coi là một dạng "hóa thạch" của vũ trụ.
So sáng NCG 2005 với các cụm sao cầu khác trong số 60 cụm sao cầu của Đám mây Magellan Lớn, các nhà khoa học phát hiện ra độ phong phú họa học của nó rất khác biệt so với các cụm khác, đặc biệt là về tính kim loại của các ngôi sao. Tính kim loại của ngôi sao phải đồng nhất với đám mây phân tử sinh ra nó, mà các đám mây phân tử đóng vai trò "vườn ươm sao" này lại đồng nhất với môi trường của thiên hà '"quê hương".
NGC 2005 có độ phong phú về kim loại thấp hơn bất kỳ cụm sao cầu nào khác trong Đám mây Magellan Lớn, cho thấy nó phải có một lịch sử khác. Các mô phỏng cho thấy "mẹ'' của NGC 2004 là một thiên hà bé nhỏ giống với các vệ tinh siêu mờ khác đang lảng vảng quanh Milky Way ngoài 3 thiên hà vệ tinh lớn nhất. Điều này có nghĩa Đám mây Magellan Lớn đã nuốt chửng thiên hà mẹ của NCG 2005 nên mới sở hữu được nó.
Thật ra sự kiện sáp nhập thiên hà rất phổ biến trong lịch sử vũ trụ. Thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, một thiên hà thuộc hàng "quái vật" từng được cho là đã nuốt chửng 16 thiên hà khác nên mới đạt được kích thước vĩ đại như ngày nay.
Một số nhà thiên văn dự báo Đám mây Magellan Lớn và Milky Way sẽ có cuộc va chạm trong khoảng 1 đến 4 tỉ năm tới, với phần thằng chắc chắn là Milky Way bởi Đám mây Magellan Lớn chỉ là một thiên hà vệ tinh của Milky Way, thua xa về kích thước và sự mạnh mẽ.