Tốc độ hay dung lượng, bạn nên chọn cái nào khi mua RAM?

Bạn đã xác định được nguyên nhân khiến chiếc máy tính trở nên lề mề là do RAM. Vậy bạn nên làm gì? Bạn nên tăng dung lượng hay tăng tốc độ RAM?

Thật ra câu hỏi này không hề đơn giản đâu.

Vì sao bạn cần RAM?

Bạn cần phải đảm bảo rằng mình có đủ RAM để đáp ứng yêu cầu chung của mình. Nếu bạn chưa rõ về RAM, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết này .

Nói ngắn gọn thì RAM là một loại bộ nhớ ngắn hạn mà bộ xử lý máy tính sử dụng để lưu các dữ liệu mà chúng cần truy xuất thường xuyên và nhanh chóng. Việc sử dụng bộ nhớ ngắn hạn cho phép máy tính của bạn có thể phản hồi ngay lập tức thay vì phải mất đến vài giây. Tuy nghe có vẻ không nhiều những chỉ cần phải chờ vài giây cũng đã khiến bạn cảm giác máy tính của mình đã cũ kỹ và xuống cấp rồi đấy.

Khi máy tính của bạn phải mất một thời gian chật vật để mở một ứng dụng thì có nghĩa bạn cần nâng cấp RAM. Sự chậm chạp xuất phát từ việc máy tính của bạn phải tải các tác vụ từ bộ nhớ RAM vào ổ cứng. Tuy ổ cứng có dung lượng lớn hơn nhưng tốc độ của nó chậm hơn RAM rất nhiều.

Nếu bạn sử dụng một chiếc máy tính cũ từ vài năm trước, thì có thể lúc đó dung lượng RAM bạn có là phù hợp nhưng đến hiện tại thì nó không còn đủ cho nhu cầu của bạn nữa. Bạn cũng có thể gặp tình trạng thiếu RAM khi sử dụng máy tính xách tay giá rẻ, cấu hình thấp. Dù ban đầu các thiết bị đều có tốc độ hoạt động khá nhanh nhưng khi phần mềm trong máy thay đổi, các ứng dụng sử dụng nhiều bộ nhớ hơn thì sự thiếu hụt RAM mới bắt đầu xuất hiện.

Sự khác biệt giữa dung lượng và tốc độ

 Dung lượng RAM được tính bằng các đơn vị như megabytes (MB), gigabytes (GB), hoặc terabytes (TB). Sử dụng RAM có dung lượng càng lớn thì bạn càng giảm thiểu khả năng sử dụng ổ cứng để lưu dữ liệu tạm thời. Nhưng khi bạn đã có đủ dung lượng cần thiết thì việc mở rộng thêm dung lượng không phải là cách tốt nhất để cải thiện tốc độ thiết bị. Ở một mức độ nào đó, việc bạn mua thanh RAM mới có tốc độ cao hơn thanh cũ sẽ có lợi hơn dù chúng có cùng dung lượng.

Có một vài cách để xác định tốc độ RAM của bạn. Xung nhịp tác động đến băng thông tối đa, là lượng dữ liệu tối đa có thể truyền đến và đi từ RAM tại một thời điểm. Độ trễ ảnh hưởng đến tốc độ phản hồi của RAM trước một yêu cầu.

Xung nhịp được tính bằng đơn vị megahertz (MHz) và xung nhịp càng lớn thì càng tốt. Độ trễ được thể hiện dưới dạng một chuỗi số (ví dụ như 5-5-5-12) và những con số này bạn cần càng nhỏ càng tốt.

Một khi bạn đã có đủ dung lượng RAM thì việc đổi thanh RAM mới có xung nhịp cao và độ trễ thấp hơn sẽ cho ra kết quả tốt hơn so với việc lắp thêm RAM để có thêm dung lượng. Nhưng kết quả khác biệt đến đâu thì còn tùy vào những yếu tố khác.

Bạn cần RAM có tốc độ (hay dung lượng) bao nhiêu là đủ?

 Nếu bạn là người chỉnh sửa phim ảnh hay âm thanh chuyên nghiệp thì việc có bộ nhớ RAM lớn rất quan trọng. Nhưng thậm chí kể cả vậy thì bạn cũng chỉ cần khoảng 8 đến 16GB RAM để có thể sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa chuyên nghiệp (không sử dụng đồng thời). Nếu bạn đã có đủ dung lượng thì bạn không cần nghĩ đến việc mở rộng nó trong vài năm tới.

Nếu bạn là một gamer, có thể bạn sẽ thấy hữu ích khi có 16GB RAM, nhưng thật ra chỉ cần 8GB là đủ để xử lý hầu hết các tựa game. Hiện tại thì việc nâng cấp lên 32GB là chưa cần thiết. Tại thời điểm này, tốt hơn hết là bạn nên đầu tư vào tốc độ RAM.

Lưu ý là bất kể mục đích sử dụng máy tính của bạn là gì thì tốc độ sẽ không có tác dụng gì nếu bo mạch chủ của bạn không phù hợp với RAM. Bo mạch chủ có xung nhịp 1333Hz sẽ giới hạn xung nhịp thanh RAM 2000Hz của bạn còn chỉ 1333Hz.

Có một số trường hợp cần phải có thêm nhiều RAM, nhưng chủ yếu là khi bạn quản lý máy chủ. Những ứng dụng, trò chơi và các trang web hầu như không yêu cầu RAM cao đến như vậy.

Bạn nên mua hay nâng cấp RAM như thế nào?

 Bạn đang tìm cách nâng cấp RAM đầu tiên? Lựa chọn đầu tiên luôn có những giới hạn của nó.

Đầu tiên thì RAM của bạn có được hàn vào bo mạch chủ không? Nếu có thì rất tiếc, bạn không thể nâng cấp được.

Nếu không, bạn có bao nhiêu khe RAM trên bo mạch chủ? Số lượng và loại khe RAM có thể giúp xác định lượng RAM bạn có thể có. DDR2 giới hạn ở mức 4GB, DDR3 giới hạn ở 8GB. Nếu cần 16GB RAM, bạn sẽ cần phải mua hai thanh DDR3. Trừ khi máy tính của bạn được trang bị khe DDR4 hỗ trợ lên đến 16GB RAM.

Vì vậy, khi máy tính của bạn mới chỉ có một thanh RAM trong khi có đến hai khe cắm thì bạn nên lắp thêm một thanh mới thay vì thay thế thanh hiện có. Nền tảng dual-channel có thể có lợi hơn tùy vào loại công việc mà máy tính xử lý.

Có thể bạn muốn xem thêm : Cận cảnh siêu phẩm iPhone 12 trước thềm ra mắt: Pin cực khoẻ, zoom nâng cấp 5x

Trong trường hợp bạn thay mới và đang băn khoăn giữa việc chọn một thanh RAM 8GB hay hai thanh 4GB thì lời khuyên của chúng tôi là phương án một thanh 8GB. Với khe trống còn lại, bạn sẽ có thể lắp thêm một thanh 8GB mới khi có nhu cầu nâng cấp trong tương lai, nó có lợi về mặt kinh tế hơn là thay thế một lúc 2 thanh. Sự khác biệt khi sử dụng hai thanh và một RAM không rõ ràng đến mức để bạn cảm thấy hối tiếc (hay thậm chí là để ý đến nó).

Nếu bạn muốn nâng cấp RAM nhưng tất cả các khe đều đã đạt mức dung lượng tối đa, thì lựa chọn duy nhất là nâng cấp tốc độ.

Tốc độ hay dung lượng quan trọng hơn?

Dung lượng càng lớn sẽ càng hiệu quả cho đến một điểm nào đó. Sau điểm đó, bạn sẽ thấy nó không còn ảnh hưởng nhiều như trước. Việc trang bị hơn 8GB RAM ở thời điểm này là chưa cần thiết, trừ khi bạn sử dụng những tác vụ hơn người dùng thông thường.

Nếu bạn là một người dùng có yêu cầu riêng RAM thì rất khó để có câu trả lời chính xác. Trong một số trường hợp thì dung lượng lớn cho hiệu năng tốt hơn. Nhưng một vài trường hợp thì lại yêu cầu xung nhịp cao và độ trễ thấp. Ngoài ra, tùy vào hệ điều hành của thiết bị mà bạn sẽ thấy có sự khác biệt. Cũng có thể điều bạn cần làm chỉ là đổi sang hệ điều hành khác mà thôi.