Tốc độ làm mới màn hình là gì? Vì sao đây là yếu tố quan trọng khi chọn màn hình?

Tốc độ làm mới của màn hình là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến việc trải nghiệm của người dùng?

Khi chọn mua một màn hình mới, bạn thường nghe các chuyên gia tư vấn nói về tốc độ làm mới của màn hình. Vậy yếu tố này là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến việc trải nghiệm của người dùng?

Tốc độ làm mới màn hình là gì? Vì sao đây là yếu tố quan trọng khi chọn màn hình? - Ảnh 1.

Tốc độ làm mới là tần suất toàn bộ màn hình của bạn làm mới hình ảnh. Tốc độ làm mới cao hơn khiến cho chuyển động trên màn hình trông mượt mà hơn, vì màn hình cập nhật vị trí của mỗi vật thể nhanh hơn. Việc này giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi các đối thủ chuyển động trong game hành động góc nhìn thứ nhất, hoặc khiến màn hình phản hồi tốt hơn khi bạn kéo xuống một trang web hoặc mở một ứng dụng.

Tốc độ làm mới được đo bằng hertz: ví dụ, tốc độ làm mới 120Hz nghĩa là màn hình làm mới mọi điểm ảnh 120 lần một giây. Mặc dù 60Hz từng là tần số tiêu chuẩn với cả màn hình máy tính và điện thoại thông minh, nhưng các nhà sản xuất hiện nay đang dần chấp nhận tốc độ làm mới cao hơn.

Lợi ích của việc tăng từ 60Hz lên 120Hz hoặc 144Hz rất dễ nhận thấy với đa số các game thủ, đặc biệt là trong các game góc nhìn thứ nhất nhịp độ nhanh. (Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ nhận thấy lợi ích nếu bạn có GPU đủ mạnh để kết xuất khung hình nhanh hơn 60fps với độ phân giải và thiết lập chất lượng mà bạn chọn).

Tốc độ làm mới cao giúp dễ dàng theo dõi các vật thể chuyển động bằng mắt, làm cho các chuyển động đột ngột của máy ảnh trở nên mượt mà hơn và giảm hiệu ứng làm mờ chuyển động có thể cảm nhận được. Cộng đồng mạng có những ý kiến trái chiều liên quan đến những cải tiến của màn hình trên 120Hz. Nếu quan tâm, bạn có thể tự mình thử nghiệm để xem nó có tạo nên điều gì khác biệt với bạn.

Tốc độ làm mới màn hình là gì? Vì sao đây là yếu tố quan trọng khi chọn màn hình? - Ảnh 2.

Một yếu tố khác cũng cần cân nhắc đó là thời gian phản hồi. Thời gian phản hồi đo thời gian cần có để một điểm ảnh đơn thay đổi màu sắc trong mili giây. Thời gian phản hồi thấp nghĩa là ít các hình ảnh dị thường, ví dụ như làm mờ chuyển động hay "dấu vết" phía sau các hình chuyển động.

Thời gian phản hồi phải đủ nhanh để bắt kịp tốc độ làm mới. Ví dụ, với màn hình 240Hz, một khung hình mới được gửi đến màn hình mỗi 4,17 mili giây (1000/240 = 4,17).

Người chơi đôi khi nhầm lẫn giữa thời gian phản hồi và độ trễ đầu vào, một thước đo độ trễ trước khi hành động của bạn xuất hiện trên màn hình, cũng đo bằng đơn vị mili giây. Độ trễ đầu vào chỉ cảm nhận được chứ không thấy được, và thường là ưu tiên với người chơi các game chiến đấu và game bắn súng góc nhìn thứ nhất.