Năm 2007, Apple "trình làng" iPhone. Apple không phát minh ra điện thoại thông minh nhưng iPhone đã giới thiệu một cách hoàn toàn mới để tương tác với máy tính. Kết nối internet luôn bật, màn hình cảm ứng thân thiện với ngón tay và giao diện dựa trên các biểu tượng ứng dụng đã trở nên phổ biến. Vào thời điểm đó, iPhone đầu tiên mang tính cách mạng rất lớn.
Nhưng theo các chuyên gia, tương lai của ngành công nghệ là thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế hỗn hợp, liên quan đến một số loại kính đeo.
Với công nghệ mới, người dùng vẫn có thể nhìn thấy hầu hết thế giới thực trước mắt - không giống như thực tế ảo, hoàn toàn đắm chìm trong thế giới tưởng tượng do máy tính tạo ra, các lớp thực tế tăng cường do máy tính tạo ra và hình ảnh trên thực tế.
Theo các nhà phân tích, Apple hoàn toàn có cơ hội tốt để xác thực và cách mạng hóa AR giống như đã làm với điện thoại thông minh. Nhưng “Táo Khuyết” không phải là công ty duy nhất làm việc trên các sản phẩm này. Tất cả những “ông lớn” công nghệ khác - Microsoft, Google, Facebook và Amazon đều tham gia “bữa tiệc” này.
CEO Apple - Tim Cook và Steve Jobs.
Ngày nay, AR đang được ứng dụng phổ biến hơn rất nhiều, bao gồm các trò chơi và ứng dụng trên smartphone như Pokemon Go hoặc ứng dụng Apple’s Ruler, sử dụng màn hình và camera của điện thoại. Một số công ty đang tích cực sản xuất kính AR chủ yếu tập trung vào giải quyết các công việc, sản xuất và y học.
Dưới đây là những gì các công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ đang làm để cố gắng biến thực tế tăng cường trở thành tương lai:
Apple
Thành công định hình thế hệ của Apple với iPhone đã khiến hãng trở thành công ty được theo dõi nhiều nhất trong thực tế tăng cường - mặc dù công ty chưa bao giờ xác nhận đang làm việc trên tai nghe, kính AR nào khác.
Theo nguồn tin Boland, nếu Apple tung một cặp kính AR, công ty có thể "quyết định số phận của ngành công nghiệp AR". Một báo cáo từ Bloomberg vào tháng trước cho thấy sản phẩm AR đầu tiên của Apple có thể ra mắt sớm nhất vào năm sau. Báo cáo cho biết thiết bị này có thể có giá hàng nghìn USD và chỉ sản xuất với số lượng ít để thử nghiệm cho các nhà phát triển phần mềm hơn thay vì sản xuất đại chúng.
Tuy nhiên, dự án đó vẫn phải đối mặt với vấn đề kỹ thuật như thu nhỏ và công nghệ thấu kính và Apple đang nỗ lực giải quyết vấn đề này. Theo một báo cáo trên Nikkei Asia, “Nhà Táo” đang làm việc với TSMC để phát triển một loại màn hình AR mới được in trực tiếp trên tấm wafer hoặc lớp nền cho chip.
Nếu Apple có được bước tiến lớn trong công nghệ màn hình AR - đặc biệt nếu công nghệ này được phát triển và sở hữu bởi Apple thay vì một nhà cung cấp thì Apple có thể sẽ là người đi đầu trong lĩnh vực thực tế tăng cường như ngành công nghiệp điện thoại thông minh.
Google là công ty công nghệ lớn đầu tiên tung ra kính thông minh khi giới thiệu Google Glass vào năm 2013. Sản phẩm có giá 1.500 USD (tương đương 34,53 triệu đồng) và hướng tới khách hàng là những người trong ngành công nghiệp máy tính - “những người khám phá”.
Cách tiếp cận của Google nhẹ hơn và đơn giản hơn đáng kể so với những gì đã có từ trước. Google Glass đã không cố gắng sử dụng quy trình xử lý nâng cao để tích hợp đồ họa máy tính vào thế giới thực. Thay vào đó, nó được trang bị một camera và có màn hình hiển thị trong suốt với độ phân giải tương đối thấp. Màn hình đó được sử dụng để chiếu những mẩu thông tin nhỏ vào tầm nhìn của người dùng giống như Apple Watch hoặc đồng hồ thông minh trên khuôn mặt của người dùng.
Nhưng Google Glass bị chỉ trích không ít, khiến người khác có cảm giác như đang bị theo dõi. Google đã tạm dừng Glass vào năm 2015 và thiết kế lại nó cho người dùng doanh nghiệp. Năm ngoái, hãng bắt đầu bán Google Glass với giá 999 USD (khoảng 23 triệu đồng) / chiếc thông qua một số đại lý bán lại phần cứng của mình.
Năm ngoái, Google đã mua lại North, một công ty Canada sản xuất một cặp kính thông minh trọng lượng nhẹ trị giá 1.000 USD.
Microsoft
Microsoft đã công bố tai nghe AR - Hololens vào năm 2015 và ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2016. Hiện sản phẩm đã có phiên bản thứ hai, có giá 3.500 USD (khoảng 80,58 triệu đồng), cũng dành cho doanh nghiệp.
Cửa hàng của Microsoft hiện có 343 ứng dụng HoloLens. Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ này, mua AltspaceVR, một mạng xã hội dành cho thực tế ảo, vào năm 2018. Trước khi tung ra Hololens, hãng đã trả 150 triệu USD để sở hữu trí tuệ từ một nhà tiên phong về kính thông minh nhưng không thu được kết quả tốt.
Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg cũng quan tâm không ít về AR. Năm ngoái, vị CEO này chia sẻ: “Tôi cho rằng điện thoại vẫn là thiết bị chính trong thập kỷ này, vào một thời điểm nào đó trong những năm 2020, chúng tôi sẽ có kính AR đột phá, sẽ xác định lại mối quan hệ của chúng tôi với công nghệ.”
Facebook đã dẫn đầu trong lĩnh vực thực tế ảo - VR, “anh em” của AR. Hãng đã mua Oculus với giá 2 tỷ USD vào năm 2014, sau đó là sự xuất hiện của tai nghe Oculus với giá 300 USD (khoảng 6,9 triệu đồng) và bán được 1 triệu chiếc.
Công ty cũng đang nghiên cứu kính AR nhẹ và hy vọng sẽ tung ra một sản phẩm trong năm nay với sự hợp tác của Luxottica. Facebook cũng đang làm việc trên “Dự án Aria”, một cặp kính hướng tới nghiên cứu không có màn hình AR tiên tiến nhưng có thể ghi lại video, âm thanh, theo dõi mắt người dùng và truy cập dữ liệu vị trí.
Amazon
Amazon là “gã khổng lồ” công nghệ ít quan tâm nhất tới AR nhưng lại bán một cặp kính thông minh có tên là Echo Frames không có màn hình. Thay vào đó, người dùng tương tác hoàn toàn thông qua Alexa, trợ lý giọng nói của Amazon.
Amazon cũng đang tấn công AR ở nhiều góc độ khác nhau. Mùa thu năm ngoái, công ty đã phát hành một ứng dụng “Amazon Augmented Reality”, sử dụng mã QR trên các hộp vận chuyển của Amazon để kích hoạt các trò chơi nhỏ vui nhộn
Các ứng dụng khác của Amazon là sử dụng AR để đặt đồ nội thất ảo bên trong nhà của người dùng nhằm đảm bảo nó vừa vặn trước khi mua hàng trực tuyến. Amazon cũng có hàng trăm nghìn nhân viên kho hàng đã sử dụng kính AR - giúp “người chọn” tìm các mặt hàng trong một nhà kho lớn dễ dàng hơn bằng cách đánh dấu chúng bằng đồ họa máy tính.