Đầu tiên, một con đáp xuống, rồi đến một con khác, và gần phía góc phố, ẩn dưới những tấm bìa cứng và một tảng đá giả, bằng giấy maché, là thiết bị nổ tự chế. Máy theo dõi bầy châu chấu lập kế hoạch vị trí trên máy tính bảng giống như trò chơi quét mìn và đợi chúng xác định thêm những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Đây không phải là thực tế của chiến tranh, mà là một tương lai có thể xảy ra dựa trên nghiên cứu hiện tại do Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ thực hiện. Sử dụng điện cực, thiết bị truyền tín hiệu, một chút keo dán và phẫu thuật, các nhà nghiên cứu đã chứng minh thành công khả năng phát hiện hợp chất nổ của châu chấu. Dự án bắt đầu vào năm 2016 và tháng này các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis đã công bố kết quả trên tạp chí Biosensors & Biolectronics: X.
“Nghiên cứu mới được đánh giá ngang hàng đã phát hiện ra rằng những loài động vật ăn cỏ nhỏ bé không chỉ có thể phân biệt được hơi từ các hóa chất gây nổ như TNT, DNT, RDX, PETN và amoni nitrat, chúng có thể làm như vậy trong vòng một phần của giây và có thể cảm nhận được mùi đến từ đâu”, tạp chí quân sự Stars and Stripes viết.
Con người đã huấn luyện chó, với khứu giác cực kỳ nhạy, để phát hiện các hợp chất gây nổ, nhưng chó có những hạn chế. Huấn luyện chúng tốn kém, đôi khi chúng có thể đưa ra những đánh giá không chính xác bằng cách cố gắng làm hài lòng người xử lý là con người và con người hình thành tình cảm gắn bó với loài chó, hạn chế sử dụng chúng vào việc tìm bom nguy hiểm.
Không giống như chó, châu chấu là loại dùng một lần. Và, không giống như các robot nhỏ, châu chấu có giá thành rẻ.
Có thể tồn tại với một diện tích nhỏ thảm thực vật địa phương, mỗi con châu chấu là một vật chủ tiềm năng tự vận hành, vật chủ của một thiết bị cảm biến hữu ích. Trang bị cho châu chấu một cảm biến là đỉnh cao và là sự tiếp nối của một chuỗi dài nghiên cứu côn trùng, phần lớn nhưng không phải do Cơ quan quản lý các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA), thuộc chính phủ Mỹ, thực hiện độc quyền.
Trong các trang trình bày nghiên cứu được xuất bản ít nhất từ năm 2006, các nhà nghiên cứu của DARPA đã xem xét thách thức của việc tạo ra những con robot hữu ích, hiệu quả ở quy mô nhỏ, giống như côn trùng. Những “phương tiện hàng không siêu nhỏ” này mang lại nhiều giá trị, từ việc khó quan sát đến việc bay vào những không gian nhỏ và không thể tiếp cận đối với các phương thức khác.
Tạo ra một chiếc máy bay với kích thước của một con côn trùng gặp phải những hạn chế về năng lực và kỹ thuật. Black Hornet, một máy bay không người lái cỡ chim sẻ, đạt đến giới hạn kỹ thuật về những gì có thể được chế tạo, trong khi vẫn giữ được pin, máy ảnh và hệ thống điều khiển. Ban đầu được chào bán với giá khoảng 100.000 đô la, giá của nó đã giảm trong những năm gần đây xuống còn khoảng 20.000 đô la.
Điều gì sẽ xảy ra nếu, thay vì cố gắng tạo ra những con robot có kích thước tương đương với côn trùng, nhóm DARPA nhận ra rằng, thay vào đó họ có thể biến côn trùng thành những con robot hữu ích? Nghiên cứu này bao gồm rất nhiều trường hợp chèn thết bị điện tử lên gián, chèn vi điều khiển điện vào nhộng bướm đêm và đợi chúng biến thành bướm đêm.
Đại học Washington đã phát triển một phương pháp lắp đặt các điện cực trên não châu chấu, cho phép nó ở trên đồng ruộng và kiếm ăn trong vài ngày sau khi được triển khai.
Những con châu chấu theo bầy đàn cũng hoạt động tốt hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy độ chính xác trong việc phát hiện hợp chất hóa học lên đến 80% khi sử dụng dữ liệu từ 7 con châu chấu, so với độ chính xác 60% khi chỉ sử dụng một con châu chấu.
Cho đến nay, những kết quả này đến từ phòng thí nghiệm, nhưng nếu người ta tiếp tục quan tâm đến việc sử dụng châu chấu làm cảm biến rẻ tiền, có thể sử dụng được, hãy chờ xem quân đội Mỹ thử nghiệm hiện trường và cuối cùng là triển khai chiến đấu.