Bà cụ tức giận nói: "Chỉ hơn 10.000 nhân dân tệ. Tôi phải xác minh cái gì với con tôi?".
Giao dịch viên nói: "Là số tiền vất vả mới kiếm được. Chúng cháu phải xác nhận!"
Bà cụ nói: "Có tiền làm gì thì làm, chẳng phải là chuyện riêng tư của tôi sao? Tại sao tôi vẫn cần phải giải thích với giao dịch viên? Gửi tiết kiệm rắc rối vậy à?".
Nhưng để lấy được tiền, bà cụ vẫn trả lời: “Tôi muốn rút để gửi con trai mua hàng trên mạng”.
“Con trai mua trên mạng, vậy phải hỏi xem anh ấy có biết bác rút tiền gửi trước kỳ hạn không" - giao dịch viên nói.
Bà cụ mất kiên nhẫn và nói: "Đây là tiền của tôi. Tại sao tôi phải xác nhận với con cái?".
"Cho cháu số điện thoại của con bác, cháu sẽ hỏi xem liệu bác có bị lừa không" - người giao dịch viên lo lắng nói.
Bà cụ nói: “Không có lừa đảo gì ở đây cả. Tôi còn chưa nhớ ra số điện thoại của con tôi! Chỉ có 10.000 tệ thôi, phiền phức quá à?”.
Giao dịch viên càng nghi ngờ hơn khi bà nói không nhớ nổi số điện thoại của con mình. Cô giải thích: "Đây không phải là vấn đề nhiều hay ít tiền. Dù bác có bao nhiêu tiền, đó là số tiền bác đã làm việc chăm chỉ kiếm được! Nếu bác nhìn vào trường hợp này, tất cả họ đều bị lừa...".
Nhưng bà cụ cảm thấy ngân hàng đang muốn làm khó mình. Bà không muốn con mình biết việc bà rút tiền.
Giao dịch viên thấy bà cụ không hợp tác nên đã trình báo vụ việc. Cuối cùng, cảnh sát đã liên lạc với người nhà của bà nhưng họ không hề biết việc bà cụ rút tiền. Sau đó, cảnh sát tiếp tục điều tra và phát hiện quả thật bà đã bị kẻ lừa đảo lừa!
Hóa ra kẻ lừa đảo thấy tiền gửi có kỳ hạn của bà rất khó chiếm đoạt nên trước tiên hắn đã xúi giục bà chuyển khoản tiền gửi có kỳ hạn thành không kỳ hạn để thuận tiện cho việc chuyển tiền, yêu cầu bà cung cấp mã xác minh SMS, sau đó lấy trộm tiền gửi ngân hàng. Rất may là cảnh sát đã kịp thời chặn lại!
Vấn đề này đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi. Một số cư dân mạng dành lời khen cho nhân viên ngân hàng. Một số cư dân mạng khác lại cho rằng, có thiện chí nhưng không nên vi phạm pháp luật. Bà cụ tuy già nhưng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Ngân hàng làm vậy là xâm phạm quyền công dân, xâm phạm quyền riêng tư của công dân, hạn chế quyền tự do gửi tiền và rút tiền.
Một số cư dân mạng cho rằng, có vẻ như họ quan tâm nhưng thực tế là họ đã tước đoạt quyền tự do và quyền lợi của khách. Bà già có quyền quản lý tiền của mình, không có nghĩa vụ phải thông báo cho con trai.