Khi bạn trở thành cha mẹ, bạn phải có trách nhiệm với tương lai của con trẻ. Mọi người đều muốn con mình sẽ trở thành một người tốt bụng, trung thực, thông minh và dũng cảm. Tuy nhiên, những phẩm chất này không tự nhiên mà có được. Môi trường và cách giáo dục của cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách của con trẻ.
Người ta thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”, vì vậy trước khi bé trở nên quá cứng cáp và trở nên bảo thủ hơn, hãy hướng dẫn cho con cách sống và nhận thức đúng đắn.
10. Con nên tôn trọng bạn, dù là bạn gái hay bạn trai.
Tôn trọng người khác là đức tính tốt đẹp mà con cái nên được cha mẹ dạy bảo từ nhỏ, Với trẻ nhỏ, chúng nên được học cách tôn trọng bạn bè và những người xung quanh không phân biệt tuổi tác hay giới tính.
9. Đừng sợ phạm sai lầm.
Học hỏi từ những sai lầm của mọi người là một hành động rất đáng được tuyên dương và cổ vũ. Tuy nhiên, học hỏi từ những sai lầm của bản thân cũng rất quan trọng. Hãy giúp con trẻ nhận ra rằng ai cũng sẽ mắc sai lầm, quan trọng là sau đó bản thân phải biết khắc phục ra sao và học hỏi được gì từ những sai lầm đó.
8. Kiến thức quan trọng hơn điểm số.
Đôi khi cha mẹ thường nổi nóng với con cái, thậm chí lăng mạ và quát nạt vì điểm số của con ‘không bằng con nhà người ta’. Tuy nhiên, điểm cao không đồng nghĩa với việc con bạn học hỏi được nhiều kiến thức hữu ích. Hãy giúp con hiểu được điểm cao cũng tốt, tuy nhiên nếu con hiểu bài và học được kiến thức mới thì sẽ tốt hơn.
7. Cha mẹ không phải là kẻ thù của con. Con có thể nhờ bố mẹ giúp đỡ.
Làm bạn với con trẻ không hề dễ, đặc biệt nếu bé có bạn bè và thế giới của riêng mình. Ở trường hợp trẻ không muốn chia sẻ cuộc sống bé nhỏ và thú vị của mình cho bạn, đừng bi quan. Hãy cho con thấy bạn là người chúng có thể tin tưởng và chia sẻ, thay vì la hét và “lên lớp” chúng mỗi ngày.
6. Luôn sẵn sàng đứng lên vì chính mình
Một số phụ huynh thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên hoặc những người cùng vai vế, nhưng lại coi nhẹ lời nói và suy nghĩ của con trẻ. Đó có thể là một nguyên nhân khiến bé lớn lên trong sự bất an, và không có khả năng bảo vệ quan điểm và bản thân. Hãy giải thích cho con rằng con cần học cách tôn trọng người khác, nhưng đừng quên bảo vệ quan điểm bản thân. Và hãy chỉ cho con trẻ cách tư duy đúng đắn.
5. Đừng làm những việc bản không thích để làm vừa lòng người khác
Những đứa trẻ thường tin rằng việc được các bạn chú ý và trở thành tâm điểm là vô cùng quan trọng, chính vì vậy chúng sẽ làm tất cả để trở thành một người bạn nổi tiếng. Hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc một người nào gần gũi khác để cho con thấy rằng trở thành một người trung thực và tốt bụng có giá trị hơn là làm vừa lòng người khác bằng mọi giá.
4. Muốn biết thì phải hỏi
Người ta thường bảo giấu dốt là hành động ngu ngốc nhất mà chúng ta vẫn thường mắc phải. Thà hỏi để hiểu rõ và hiểu sâu, còn hơn giả vờ rằng bạn đã hiểu mọi thứ. Và khi trẻ còn nhỏ, hãy cố gắng dạy trẻ thói quen đặt câu hỏi mỗi khi không biết hoặc không hiểu.
3. Nói với giáo viên nếu con cảm thấy không khỏe
Con trẻ nên mạnh dạn lên tiếng, đặc biệt là khi cảm thấy không khỏe. Sức khỏe quan trọng hơn điểm số hoặc sự tức giận của giáo viên. Hãy chia sẻ để con hiểu được giá trị của bản thân to lớn đến nhường nào.
2. Bảo vệ môi trường
Bản thân chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rác thải và môi trường tự nhiên bị hủy hoại quá nhiều. Bảo vệ tự nhiên phải bắt đầu từ thế giới bên trong ngôi nhà, bắt đầu từ chính mình, và sau đó trau dồi phẩm chất này cho con trẻ, và các bạn sẽ nhận thấy kết quả vô cùng thực tế.
1. Học cách nói KHÔNG.
Dạy trẻ cách nói lời từ chối với người lớn, giáo viên và thậm chí là chính bạn. Con trẻ cũng nên biết cách tôn trọng quan điểm cá nhân và từ chối với những yêu cầu vô lý. Nếu học được cách từ chối những tình huống không mấy tốt đẹp từ khi còn nhỏ, thì khi trưởng thành, con trẻ sẽ có chính kiến và tự tin hơn.