1. Thường cảm thấy mình bị hiểu lầm
Nếu trí tuệ cảm xúc không đủ, bạn sẽ khó hiểu tại sao người khác lại bất đồng quan điểm với mình, khó hòa hợp trong các chủ đề nói chuyện.
Bạn bị hiểu lầm vì cách bạn thể hiện bản thân thật khó hiểu.
2. Chỉ nói về bản thân, không quan tâm đến thái độ của người khác
"Tôi có cái tật nói thẳng, cậu đừng để ý nhé" - một khi nghe được câu này, thực ra bạn cũng không cần nghe những câu sau của cuộc hội thoại này nữa. Bởi những cuộc hội thoại bắt đầu bằng câu "Tôi nói thẳng/ nói thật..." về cơ bản đều là bàn luận về những khuyết điểm của người khác bằng thái độ không mấy tích cực.
Còn có một trường hợp khác, đó là một người cứ bắn "liên thanh", nói chuyện liên tục, người khác thấy phiền rồi họ vẫn thao thao bất tuyệt.
Về cơ bản, khi bạn cảm thấy mình có thể thoải mái chuyện trò với người khác, bạn cho rằng đó là vì hai bạn hợp cạ nhưng nhiều khả năng là do người đó EQ cao mà thôi.
Họ giữ phép lịch sự nên không ngắt lời bạn, song điều đó không có nghĩa là họ sẵn sàng ngồi đó nghe bạn nói về mình hoặc than ngắn thở dài hết thứ này đến thứ khác cả buổi.
Để không trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác, hãy lắng nghe nhiều hơn. Nói nhiều, thích nói chuyện không phải chuyện xấu nhưng điều kiện tiên quyết là phải biết lắng nghe. Suy cho cùng, một lời có ích còn hơn vạn lời vô ích.
3. Làm mọi việc tùy tiện
Nguời EQ thấp đối nhân xử thế hoàn toàn dựa trên sở thích và sở ghét của cá nhân, làm việc gì cũng chỉ đi theo cảm xúc mà không biết dùng cái đầu để suy xét trước sau.
4. Không bao giờ tức giận
Những người có EQ cao biết cách sử dụng năng lượng tích cực và năng lượng tiêu cực, giải phóng những cảm xúc phù hợp vào đúng thời điểm.
Mặt khác, những người có EQ thấp thường mù quáng kìm nén bản thân và giả vờ lý trí, nhưng cuối cùng họ thường khiến người xung quanh phải có cách nhìn khác khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn.
5. Thích chứng minh mình giỏi, mình đúng còn người khác sai
Có một vài người đặc biệt thích thú với việc chứng tỏ mình hay, mình giỏi, mình hiểu biết hơn người khác, đặc biệt là trong lúc tranh luận với người khác.
Thực chất, hành động này là rất phiền phức. Bởi suy cho cùng, chỉ nói miệng thì ai cũng nói được, việc dùng hành động để chứng minh theo thời gian sẽ là lựa chọn khôn ngoan hơn.
Có một vài người đặc biệt thích thú với việc chứng tỏ mình hay, mình giỏi, mình hiểu biết hơn người khác. Ảnh minh họa
6. Phù phiếm và ham hư vinh
Nếu bạn gặp một đồng nghiệp cả ngày chỉ thích khoe khoang, luôn tự đề cao mình bằng cách hạ thấp người khác, không cần nghi ngờ thêm đâu, đồng nghiệp đó của bạn chính là một người EQ thấp điển hình.
7. Đổ lỗi cho người khác làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình
Tâm trạng là do mình tự tạo ra. Đổ lỗi cho người khác về những cảm xúc tiêu cực của mình là điều dại dột nhất trên đời này.
Thật ra, bạn phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của chính mình. Chỉ cần bạn không muốn bị người khác "dắt mũi" thì không ai có thể ép buộc bạn.
8. Hạ thấp người này để "bợ" người khác
Ví dụ, có một ca sĩ cover lại một bài hit nổi tiếng. Người đó hát không tệ nhưng vì bạn là fan của ca sĩ đã thể hiện bản gốc nên bạn chê ca sĩ cover thậm tệ. Hành vi này của bạn chính là đại diện cho EQ thấp.
Khen ngợi một người không có nghĩa là phải hạ thấp một người khác.
9. Không biết giữ bí mật
Người EQ thấp khó giấu được mọi chuyện trong lòng, không biết kiểm soát mồm miệng, chuyện gì cũng sẵn sàng "bô bô" tiết lộ cho người khác.
10. Không thể tiếp thu những lời phê bình
Người có EQ thấp không thể lắng nghe lời nhận xét về mình. Chỉ cần có lời phê bình về bản thân, họ sẽ nảy sinh sự bất mãn.
Thế nhưng họ lại rất sẵn lòng nghe lời khen ngợi. Chỉ có thể tiếp nhận lời khen mà không biết cách tiếp thu lời nhận xét chính là biểu hiện rõ ràng nhất của người không có chí cầu tiến và bảo thủ.