Dưới đây là những thói quen bạn nên thay đổi ngay để tránh gây hại cho điện thoại của bạn:
Để điện thoại trên cửa sổ hoặc bàn quá nóng
Đúng vậy, ngay cả ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ cũng có thể khiến điện thoại của bạn tăng nhiệt quá mức. Mặc dù thiết bị sẽ không có thay đổi rõ ràng, nhưng nếu để điện thoại bị nóng bất thường quá lâu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến pin và năng suất của điện thoại - thậm chí có thể làm hỏng chip của hệ thống.
Cắm dây USB không cẩn thận
Rất nhiều người trong chúng ta thường xuyên “mò mẫm” trong đêm để cắm sạc điện thoại, và do điều kiện thiếu sáng nên việc cắm cáp USB trở nên bất cẩn và đôi khi dùng lực mạnh với cổng sạc. Thói quen này có thể làm giảm tuổi thọ của bộ sạc, thậm chí làm hỏng cổng USB trên thiết bị.
Không cập nhật phần mềm hệ thống khi điện thoại nhắc
Trong khi phần cứng đóng vai trò là "cơ thể" của điện thoại, thì phần mềm đóng vai trò là bộ não và linh hồn của nó. Việc tải xuống phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy có thể khiến điện thoại hoạt động sai, bật tắt nguồn liên tục, hoặc có thể làm lộ các thông tin cá nhân của bạn.
Không làm sạch bên trong điện thoại
Nhiều người hạn chế vệ sinh bên trong thiết bị, tuy nhiên bên trong điện thoại có rất nhiều bụi và mảnh rác nhỏ có thể làm gián đoạn hoạt động bên trong của thiết bị (chẳng hạn như làm cho điện thoại nóng). Nếu bạn không giỏi về thiết bị thì có thể tìm đến các chuyên gia.
Cầm điện thoại hớ hênh khi đi ngoài đường phố
Theo thống kê, có đến 40% vụ mất điện thoại là do bị cướp giật trên phố, khi chủ nhân thiết bị lơ đãng dùng thiết bị mà không quan sát xung quanh. Để không “cống nạp” cho tội phạm trên phố, hãy cẩn trọng khi sử dụng thiết bị di động, tốt hơn bạn nên trang bị tai nghe để dùng khi ra ngoài.
Để trong túi không có khóa hoặc nắp
Túi có khóa hoặc nắp đậy không chỉ bảo vệ thiết bị của bạn khỏi trộm cướp, móc túi khi đi ra ngoài, mà còn giúp hạn chê bụi bẩn rơi vào thiết bị. Những bụi bẩn, cặn rác tích tụ lâu ngày trong điện thoại sẽ gây nóng máy và hỏng hóc.
Thay pin chính hãng bằng pin rởm, rẻ tiền
Pin là "trái tim" của thiết bị và cũng là động cơ giúp điện thoại hoạt động. Hãy kiểm tra cẩn thận loại pin mà phía cung cấp dịch vụ sẽ lắp vào máy khi bạn mang điện thoại đi sửa chữa - nếu đó không phải là pin chính hãng, tuổi thọ của điện thoại sẽ bị rút ngắn đáng kể.
Sử dụng bộ sạc và tai nghe không tương thích
Có thông tin cho rằng do sự khác biệt về nguồn điện và cấu tạo rẻ tiền của bộ sạc, một thiết bị đôi khi có thể bốc cháy. Nhưng không đủ người biết rằng khi bạn sử dụng tai nghe nhái cũng có thể làm hỏng khe cắm điện thoại vĩnh viễn, do sự chênh lệch không rõ ràng giữa kích thước chân cắm và ổ cắm tai nghe trên thiết bị
Tự làm sạch các cổng trên thiết bị di động
Nhiều người có thói quen làm sạch thiết bị, vì sợ có bụi bẩn bên trong thiết bị sẽ bị chậm hiệu suất và quá nóng. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ đến sử trợ giúp của các chuyên gia, hoặc dùng các cách thông thường để làm sạch điện thoại của bạn (thổi, dùng tăm bông v.v.) thay vì chọc que cứng hoặc đồ kim loại vào thiết bị.
Để điện thoại trong túi sau của quần
Điện thoại có thể bị biến dạng, vỡ màn hình hoặc hỏng phần cứng nếu chúng ta vô tình ngồi lên khi để ở túi sau quần. Hơn nữa, việc để điện thoại trong túi quần sau cũng có thể trở thành mục tiêu của trộm cắp, móc túi hoặc hư hỏng nếu bạn làm rơi.