Đôi khi người thiết kế logo quên nhìn nó ở một góc độ khác và nghĩ nó hoàn hảo. Tuy nhiên, có ai ngờ đâu, chỉ xoay chuyển một chút thôi thiết kế logo của họ sẽ tệ hại hơn bao giờ hết.
Dưới đây là 15 logo thất bại mà các nhà thiết kế có thể sẽ cần rút kinh nghiệm..
1. Logo của Ủy ban Thanh niên Tổng giáo phận một nhà thờ Công giáo
Logo này được thiết kế năm 1973 cho Ủy ban Thanh niên Tổng giáo phận một nhà thờ Công giáo. Thậm chí nó còn giành giải thưởng của Câu lạc bộ Nghệ thuật ở Los Angeles.
2. Logo A-Style
Logo A-Style có mặt trước khi các dòng quần áo hãng này ra mắt thị trường Italy năm 1999. Logo này được phát minh bởi Marco Bruns năm 1991 và 4 năm sau đó, những sticker hình A-Style xuất hiện khắp các cột đèn giao thông ở Milan, Italy (một ví dụ điển hình về truyền thông du kích).
Logo "lỗi" này được gây ra một cách có chủ đích, kích thích sự tò mò và thu hút sự quan tâm của báo chí, khiến các báo phải tìm hiểu xem logo này là gì và nó đến từ đâu.
Hai năm sau đó, Marco mới giới thiệu logo này với Massimo, một doanh nhân lĩnh vực trang phục, thời trang và A-Style trở thành logo sản phẩm trang phục.
3. Office of Government Commerce (OGC)
Đôi khi bạn cần xoay 90 độ để nhận ra lỗi sai trong thiết kế.
4. Mont-Sat
Kênh truyền hình Mont-Sat có một logo không thể tệ hơn.
5. Logo phòng khám nhi Arlington Pediatric Center
Sau đó phòng khám đã đổi sang một logo khác bớt "đen tối" đi.
6. Logo của Pepsi
"Đây là điều tôi nghĩ môi khi nhìn vào quảng cáo của Pepsi."
7. Logo phòng khám nha khoa
8. Logo hãng sửa chữa máy vi tính
Chữ "U" được thay thế bằng hình ảnh con chuột, nhưng lại chẳng may gợi nhiều liên tưởng không thích hợp.
9. Logo công ty quản lý bất động sản Locum Thụy Điển
Việc biến tấu chữ "O" thành hình trái tim gây lỗi nguy hiểm.
10. CatWear
Logo hãng trang phục dành cho phụ nữ.
11. Logo nhà hàng sushi SunriseEmpty
Ý tưởng logo là mặt trời mọc sau nhà hàng, nhưng thực tế nó lại gây ra liên tưởng tệ hại.
12. Logo hãng dược Kudawara
Kudarawa là một hãng dược phẩm của Nhật Bản. Hãng này từng có thời sử dụng một logo có khả năng gây hiểu lầm cao.
13. Logo của Kids Exchange
Kids Exchange là một công ty chuyên về ký gửi, trao đổi đồ dùng cũ của trẻ em. Tuy nhiên các chữ dính liền khiến người ta có thể đọc nhầm logo và hiểu theo nghĩa đen tối.
14. Logo lớp dạy nhảy nhạc jazz cho trẻ em
Bạn có thể thấy hình hai người đang nhảy múa hoặc một hình ảnh khác nếu nhìn bao quát hơn, và hình ảnh đó thì không thích hợp chút nào.
15. Logo Olympic London 2012
Thiết kế logo có giá 400.000 bảng khiến người xem liên tưởng tới những hình ảnh "không dành cho trẻ nhỏ".
16. Logo của Mama's Baking
Nhìn logo thế này ai có thể nghĩ đây là thương hiệu làm bánh chứ?
Theo Giadinhmoi