4 sai lầm TỐI KỴ khi cúng ông Táo khiến gia chủ mất hết tài lộc, ốm đau – nghèo túng ‘ám’ cả năm

Từ ngày xưa, cứ vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, chúng ta đều làm lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là một tín ngưỡng dân gian, có từ lâu đời ở nước ta. Ông Công ông Táo là các vị thần bếp (hay còn gọi là thần Táo quân) trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình.

Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo (gồm Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần và Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân).Hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế, trong ngày 23 tháng Chạp, ngày cúng ông Công ông Táo, mọi gia đình nên tránh những việc làm sau:

Thời gian cúng ông Công ông Táo: Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12h trưa ngày 23


Bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ 23 tháng Chạp các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo.

Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là các gia đình có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời.

Có một điều cần phải nhớ trong ngày 23 tháng chạp đó là không cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12h trưa ngày 23 bởi vì sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Đồ cúng ông Công ông Táo: Không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy

Việc làm các mâm cỗ tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện của gia đình. Nhiều người quan niệm phải mâm cao cỗ đầy mới tỏ rõ lòng thành nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn không đúng, đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng này. Ngoài cỗ, trà, hoa quả, gia chủ có thể chuẩn bị ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà, một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ. Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, hoặc màu xanh cho thần Thổ Kỳ. Vàng thuyền, vàng thỏi cho ba vị mỗi vị 99 nén. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo.


Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, lễ vật phải sắm 3 con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

Lưu ý: Không đốt tiền âm phủ cho các vị thần vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm. Chuẩn bị thêm ba cây nến hoặc ba chiếc đèn dầu. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục. Tiếp đó thắp 9 nén nhang, quỳ xuống lễ 9 lễ.

Vị trí đặt đồ lễ: Không nên cúng lễ ở dưới bếp

Nhiều người cho rằng, ông Công ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cơm và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng nếu trong gia đình không có ban thờ táo quân thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh. Khi cúng cũng cần phải lưu ý là bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm.

Thả cá chép: Không được ném cá từ trên cao

Trong ngày 23, cá chép tượng trưng cho thần linh chính vì vậy các gia đình nên thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, ném cá chép xuống sông, hoặc buộc cả túi bóng ném xuống nước rất có thể cá sẽ chết. Làm như vậy không những làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo