Chúng ta thường bị thu hút bởi sự mới lạ. Bộ não của chúng ta sẽ nhận được một lượng dopamine (hormone tạo cảm giác thoải mái) bất cứ khi nào chúng ta mua sắm. Nhưng niềm vui đó không kéo dài, có thể khiến chúng ta tiếp tục lao vào mua sắm điên cuồng nhằm tìm kiếm cảm giác hưng phấn đó. Để tránh sa đà vào chủ nghĩa tiêu dùng, dưới đây là những điều nên làm thay vì tiêu tiền đến cháy túi.
1. Tìm kiếm một trải nghiệm mới
Việc tìm kiếm những trải nghiệm mới có thể tạo ra các ký ức tích cực tồn tại lâu hơn cảm xúc khi mua sắm. Về lâu dài, những trải nghiệm có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn việc sở hữu đồ đạc.
- Du lịch
- Lên kế hoạch nghỉ dưỡng tại nhà
- Đi bộ đường dài trong thiên nhiên hoặc khám phá một cung đường mới.
- Đi dạo quanh một khu phố mới và dành một ít tiền tiêu vặt trong ngân sách của bạn để chi trả cho một buổi hẹn uống cà phê hoặc ăn trưa.
- Kiểm tra sự kiện miễn phí tại thành phố của bạn
- Ghé thăm bảo tàng
- Đi dã ngoại trong công viên và ngắm hoàng hôn
- Đi đến bãi biển
2. Học một kỹ năng mới
Ảnh: Pinterest
Học những điều mới là nhu cầu cốt lõi của hạnh phúc. Học có thể xây dựng sự tự tin, thúc đẩy lòng tự trọng và nuôi dưỡng cảm giác kết nối với người khác. Học có thể tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống và mở rộng quan điểm của bạn.
- Học nấu món gì đó. Đây có thể là cách tốt để tiết kiệm tiền ăn. Hãy xem Pinterest để biết hàng tấn ý tưởng công thức nấu ăn miễn phí.
- Tập thể dục. Thay vì trả tiền cho một thẻ thành viên phòng tập đắt tiền, bạn có thể thực hiện một thói quen tập thể dục tại nhà. Nó cũng giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.
- Học một ngôn ngữ mới
- Xem video trên YouTube về các phương pháp dọn dẹp hoặc chủ nghĩa tối giản
- Học cách chơi một nhạc cụ
- Giải câu đố hoặc chơi Sudoku
- Vẽ một bức tranh
- Học cách tự may quần áo
- Thực hành nhiếp ảnh
3. Làm giàu trí óc của bạn bằng kiến thức
Chúng ta mua sắm và tích trữ quá nhiều đồ đạc để cố gắng quên đi những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng. Trong khi đó, việc tiếp thu kiến thức là một cách tuyệt vời để xây dựng tư duy phát triển, xua tan các cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể:
- Tham gia khóa học trực tuyến
- Xem bài nói chuyện TED
- Nghe podcast
- Xem một bộ phim tài liệu hay
- Đọc một cuốn sách hay từ thư viện. Hãy cân nhắc việc bắt đầu hoặc tham gia một câu lạc bộ sách. Đây là một trong những việc tốt nhất để tạo kết nối cộng đồng mà không tốn tiền.
4. Làm điều gì đó có ích
Nhiều người mua sắm vì muốn giải khuây hoặc lấp đầy khoảng trống. Dưới đây là gợi ý để bạn làm khi buồn chán, thay vì sắm sửa đồ mới:
- Dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa
- Dọn dẹp tủ quần áo
- Tổ chức trao đổi quần áo với bạn bè
- Tạo ngân sách
- Xem lại mục tiêu tài chính
- Lên kế hoạch bữa ăn cho cả tuần
- Lên kế hoạch trả nợ
- Bắt đầu một công việc phụ
- Bắt đầu một blog
- Cập nhật sơ yếu lý lịch
- Hãy dành thời gian để làm những việc bạn muốn làm
- Sắp xếp lại đồ đạc
- Bán những món đồ bạn không sử dụng
- Hủy đăng ký nhận email từ cửa hàng để tránh bị cám dỗ mua thêm đồ.
5. Chú tâm hơn vào việc mình làm
Ảnh: Pinterest
Chánh niệm có thể khiến bạn hạnh phúc hơn, giảm căng thẳng và quản lý cảm xúc tiêu cực hiệu quả hơn. Một số cách hữu ích để trở nên chánh niệm và sống cho hiện tại gồm:
- Quản lý thời gian dùng điện thoại. Bạn có thể tìm ra những cách khác để thư giãn, chẳng hạn như thiền, uống trà.
- Viết nhật ký
- Kiểm kê những gì bạn đã có
- Học phối các món đồ có sẵn
- Mời bạn bè đến uống cà phê. Đây có thể là cách tuyệt vời để hàn huyên và cũng không tốn kém
- Chơi cờ hoặc board game
- Thiền hoặc tập yoga
- Thực hiện những hành động tử tế ngẫu nhiên. Làm cho ngày của người khác trở nên tốt đẹp hơn cũng có thể khiến bạn hạnh phúc. Có nhiều cách để thực hiện những hành động tử tế ngẫu nhiên mà không tốn nhiều tiền, chẳng hạn như lắng nghe mà không bị phân tâm (dành toàn bộ sự chú ý của bạn cho ai đó), hiến máu, tặng những món đồ đã qua sử dụng, nói điều gì đó tử tế với mọi người hoặc ở bên một người nào trong lúc họ khó khăn.