Với người chưa có kinh nghiệm thì phỏng vấn có thể là nỗi “ác mộng” vì họ hầu như khó chủ động ở cả giai đoạn trước và trong buổi phỏng vấn.
Còn khi bạn là người có kinh nghiệm làm việc đã lâu thì không phải buổi phỏng vấn nào cũng đều diễn ra một cách trơn tru và đúng như mong muốn. Nguyên nhân là do ở mỗi doanh nghiệp, công ty luôn có phong cách phỏng vấn rất khác nhau và dễ khiến ứng viên hoang mang. Những lầm tưởng bạn vốn có về một buổi phỏng vấn kiểu mẫu sẽ rất dễ làm bạn rơi vào thế bị động và đánh mất cơ hội nghề nghiệp của mình.
Trong quá trình phỏng vấn xin việc, hãy nhớ tránh 5 lầm tưởng tai hại sau đây.
Được mời phỏng vấn là chắc chắn có việc
Một trong những lầm tưởng đầu tiên mà không ít ứng viên mắc phải khi tìm việc làm ở TPHCM, Hà Nội hay Đà Nẵng, đó là cho rằng khi được mời phỏng vấn là đã cầm chắc cơ hội nhận việc. Đây là một tâm lý vô cùng chủ quan và thiếu kinh nghiệm về quá trình tuyển dụng ở các doanh nghiệp, công ty.
Khi tiếp nhận hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng thường sẽ lọc và phân chia theo phần trăm từ số lượng mời phỏng vấn cho đến số lượng chỉ tiêu mà công ty cần. Bạn chưa thể chắc chắn có công việc nếu chỉ mới được nhận lời mời phỏng vấn, vì vậy đừng chủ quan và chỉ chuẩn bị qua loa nếu bạn không muốn suất làm việc được trao cho những có sự người chuẩn bị tốt hơn.
Nhà tuyển dụng đọc rất kỹ hồ sơ của ứng viên
Để đáp ứng sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp ngày càng không ngừng bổ sung nhân lực vào bộ máy của mình. Ở mỗi cuộc tuyển dụng được mở ra, hàng ngàn hồ sơ được gửi đến với khối lượng thông tin ứng viên khổng lồ, bạn nghĩ liệu những nhà quản trị nhân sự có đủ thời gian để có thể đọc kỹ hết tất cả hay không. Vì vậy, đừng cho rằng nhà tuyển dụng sẽ khai thác, nắm rõ hồ sơ của bạn khi tham gia phỏng vấn xin việc, mà chính bạn cần phải có phong cách trả lời phỏng vấn thông minh giúp họ hiểu bạn và từ đó có thể đưa ra đánh giá một cách chính xác về bạn.
Đi xin việc là đang ở thế yếu
Lầm tưởng này xuất phát từ những tư tưởng tuyển dụng cũ khi mà lúc bấy giờ vị trí của người xin việc có phần yếu thế hơn so với doanh nghiệp. Thế nhưng ở xã hội hiện đại thì điều này đã dần được xóa bỏ và khoảng cách giữa hai bên cũng đã được thu hẹp về trạng thái cân bằng. Ứng viên cần việc và doanh nghiệp cũng cần những người phù hợp. Với vai trò bình đẳng này, bạn cần loại bỏ tâm thế bị động khi tham gia vào buổi phỏng vấn mà thay vào đó cần bảo đảm quyền và nghĩa vụ của bản thân luôn được đặt song song với lợi ích của doanh nghiệp.
Có thể thoải mái phỏng vấn ở nhiều doanh nghiệp khác nhau
Thói quen nộp đơn ứng tuyển và tham gia phỏng vấn ở rất nhiều nơi sẽ khiến bạn nghĩ rằng cơ hội làm việc của bản thân được tăng cao hơn. Tuy nhiên đây không phải là một suy nghĩ đúng khi mà ngày nay doanh nghiệp sẽ rất chú trọng vào chất lượng của mỗi buổi phỏng vấn và dễ dàng nhận ra bạn có đang chờ đợi cơ hội ở những doanh nghiệp khác hay không. Thay vì “rải” hồ sơ xin việc khắp nơi, bạn cần lựa chọn ra một hoặc hai doanh nghiệp mà bản thân thật sự ưng ý và muốn gắn bó. Điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp cũng như chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn.
Trình độ cao sẽ chắc chắn được tuyển
Lầm tưởng này cũng xuất phát từ những định kiến xin việc cũ khi mà bạn cho rằng nhất định phải có thật nhiều bằng cấp, trình độ thì mới có khả năng cạnh tranh vào vị trí doanh nghiệp còn thiếu. Tuy nhiên phong cách này đã không còn phù hợp trong môi trường làm việc ngày nay khi mà nhà tuyển dụng không nhất thiết lúc nào cũng chỉ nhìn vào học hàm hay chứng chỉ. Vì thế, chỉ cần bạn đáp ứng đủ những yêu cầu cơ bản mà doanh nghiệp cần, đồng thời dành thời gian trau dồi kiến thức và rèn luyện các kỹ năng mềm thì cơ hội làm việc vẫn sẽ luôn rộng mở.
Trên đây là 5 lầm tưởng tai hại về phỏng vấn xin việc mà ứng viên mắc phải. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn tự tin và chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn sắp tới.