Mỡ nội tạng và mỡ bụng đều được lưu trữ xung quanh gan, tuyến tụy và ruột. Không giống như chất béo dưới da, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các vấn đề về tuyến giáp nếu dư thừa quá nhiêu. Nếu bạn tin rằng mình bị nhiễm mỡ nội tạng quá nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Dưới đây là một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ tích trữ mỡ bụng và các đơn giản để tìm hiểu xem bạn có bị béo bụng hay không nhé!
Fructose
Soda và hầu hết các món ngọt chúng ta mua ở siêu thị đều được đóng gói với đường tinh chế hoặc fructose. Ví dụ, trong hầu hết các loại mứt đóng hộp đều được sản xuất để bảo quản hàm lượng dinh dưỡng có trong trái cây tươi: mứt có thể chứa tới 60% chất làm ngọt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn không quá 50 gram đường mỗi ngày, tương đương với lượng đường nhỏ hơn một chai cola, tùy thuộc vào công thức của từng loại sản phẩm.
Chất béo trong thực phẩm đóng gói
Mọi người vẫn thường thắc mắc liệu những chiếc humbugger chứa đầy thit và bánh mì có ảnh hưởng như thế nào tới cân nặng của chúng ta. Hay bánh mì kẹp xúc xích mà ta ăn mỗi ngày cũng vậy. Nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng, chủ yếu vẫn là vấn đề về cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ bánh burger và khoai tây chiên là những thứ chứa quá nhiều chất béo. Thông thường, rau quả giúp bạn tiêu hóa thức ăn nhờ các vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Rõ ràng, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và bánh mì kẹp xúc xích đều chứa nhiều chất béo và không có đủ chất xơ để tiêu hóa.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là một trong những thủ phạm chính để tạo ra mỡ thừa. Bánh quy và xốp thường chứa hàm lượng cao fructose, cộng với chất béo chuyển hóa. Các loại thực phẩm phổ biến khác như xi-rô, pizza đông lạnh, các sản phẩm đồ ngọt đông lạnh, kem cà phê hoặc bơ thực vật cũng bao gồm chất béo chuyển hóa.
Carbohydrate tinh chế
Gạo trắng là một trong những nguồn carbohydrate tinh chế phổ biến nhất bên cạnh mì ống và bánh mì trắng. Theo nghiên cứu, carbohydrate tinh chế là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chất béo nội tạng. Chuyển sang gạo lứt, mì ống hoặc bánh mì nâu có thể giúp bạn chuyển hóa carbohydrate tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ.
Đường tinh luyện
Các loại bánh kẹo ngot, các loại mứt và trái cây khô thường chứa lượng đường và chất béo tinh chế cao, và chứa rất ít hoặc không có chất xơ. Lượng đường cao có thể dẫn đến tích trữ chất béo nội tạng. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng, cũng thuộc nhóm carbohydrate tinh chế, cũng sẽ mang lại kết quả tương tự như gạo trắng nếu tiêu thụ hàng ngày với số lượng lớn. Vì vậy thay vì dùng ngũ cốc ăn sẵn, bạn có thể thay thế bằng bột yến mạch không đường có nhiều chất xơ, và chứa ít hoặc không chứa đường.