Những khó khăn trong công việc của một người bác sĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình của họ. Vậy những khó khăn đó là gì? Có 5 nguyên do cơ bản cũng là 5 nỗi khó khăn thường trực.
(Ảnh minh họa: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
Khi bạn kết hôn với ai đó, công việc của đối phương sẽ trở thành một phần không thể thiếu của cuộc đời bạn. Nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến hôn nhân theo nhiều cách khác nhau và đôi khi, những khó khăn trong nghề nghiếp đó còn làm cho cuộc sống hôn nhân bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt đúng đối với vợ hoặc chồng của các y bác sĩ.
Tạp chí Bright Side đã có thống kê khoa học để tìm hiểu thêm về cuộc sống của các cặp vợ chồng có vợ hoặc chồng làm bác sĩ. Sau đây là những phát hiện thú vị ấy.
Sự thật là các y bác sĩ làm việc trung bình khoảng 60 giờ/tuần và cũng không có gì lạ khi nhiều cặp vợ chồng bác sĩ nói họ gặp khó khăn trong việc trở thành bạn đời. Bác sĩ nội trú thường làm việc khoảng 80 giờ/tuần.
Điều này có nghĩa là họ không mấy khi nghỉ cuối tuần, thường hay tăng ca và làm thêm giờ. Và họ phải giữ được sự nhạy bén cũng như tập trung trong khi một nhân viên bình thường trung bình làm việc khoảng 40 giờ/tuần, 8 giờ cho mỗi ngày làm việc.
Như vậy, vợ hoặc chồng của các bác sĩ sẽ có ít thời gian hơn với bạn đời của mình. Tuy nhiên, hầu hết những người đã lập gia đình với các y bác sĩ đồng ý vì công việc này đáng giá và họ hiểu công việc của đối phương quan trọng như thế nào.
2. Nhiều y bác sĩ làm việc đến kiệt sức
Trong thời gian dài, các bác sĩ làm việc quần quật nên không lấy làm lạ khi họ bị kiệt sức. Trên thực tế, 54% trong số các y bác sĩ có các triệu chứng kiệt sức tại một số thời điểm trong lúc làm việc. Con số này được cải thiện khoảng 10% trong vài năm qua nên có thể yên tâm rằng, họ luôn tự điều chỉnh để có một cuộc sống cân bằng hơn.
Các triệu chứng kiệt sức trong nghề bác sĩ bao gồm: Căng thẳng và lo lắng; mệt mỏi; mất ngủ; buồn ở một số người và tức giận, cáu kỉnh ở một số người, cũng có thể có cả hai biểu hiện trên; lạm dụng thuốc.
Thật khó khăn cho người vợ hoặc chồng khi thấy tất cả những điều này, nhưng nhiều người trong số họ cảm thấy rất vui khi giúp đỡ bạn đời của mình vượt qua được khoảng thời gian khó khăn ấy. Giúp đỡ người bạn đời là một điều tốt đẹp và làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt hơn.
3. Gánh nhiều trách nhiệm gánh trên vai
Khoảng 56% bác sĩ dành từ 35 - 40 giờ/tuần với bệnh nhân. Đồng thời, 38% bác sĩ dành từ 10 - 19 giờ và 32% dành hơn 20 giờ cho công việc giấy tờ. Khối lượng công việc phải làm theo các quy tắc và quy định quá lớn đến nỗi chính điều này là nguyên cớ gây ra kiệt sức trong 59% trường hợp. Trong khi đó, chỉ có 15% trường hợp bác sĩ đổ lỗi cho bệnh nhân.
Đó là lý do tại sao vợ hoặc chồng của họ thường là người quán xuyến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong gia đình và đảm bảo bạn đời của mình có một nơi thư giãn khi trở về nhà.
4. Khoản vay sinh viên nặng nề
Y khoa là một trong số các chương trình giáo dục khó, uy tín cao, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đối với sinh viên y khoa, năm học của họ không được kết thúc một cách "hạnh phúc". Nghiên cứu cho thấy, khoản nợ trung bình của sinh viên y khoa tại Mỹ thường ở khoảng 192.000 USD, một số sinh viên thậm chí còn nhiều hơn.
Tất nhiên, nghề bác sĩ là một trong những nghề nghiệp có mức lương cao nhất, nhưng trước đó họ phải trải qua một chương trình nội trú kéo dài khoảng 2 - 7 năm. Tuy bác sĩ nội trú làm việc nhiều giờ nhưng họ được trả ít hơn bác sĩ thông thường.
Nhiều người nghĩ bác sĩ có một cuộc sống sung túc, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khoản nợ của họ được chia sẻ với vợ/chồng của mình, có nghĩa họ đôi khi phải sống trong hoàn cảnh hạn chế chi tiêu để có tiền tiết kiệm trả nợ.
5. Đam mê phải lớn
Sau tất cả những điều trên, bạn có lẽ sẽ tự hỏi tại sao nhiều người muốn trở thành bác sĩ chứ đừng nói đến việc trở thành vợ/chồng của bác sĩ. Mặc dù những số liệu này rất rắc rối nhưng lại có một sự thật là hơn 70% bác sĩ muốn trở thành chuyên gia y tế trước khi họ 20 tuổi. Và đáng ngạc nhiên là 90% bác sĩ đều yêu thích nghề nghiệp của mình và rất tâm đắc, tự hào với những gì họ làm bất chấp những khó khăn, thử thách đầy rẫy.
Họ tất nhiên cũng có những kỳ nghỉ dài - khoảng 43% trong số họ được nghỉ từ 3 - 4 tuần, trong khi 28% được nghỉ từ 1 - 2 tuần. Thêm vào đó, 61% bác sĩ muốn tham gia đào tạo trong lĩnh vực y học. Được thấy người thân của mình phát triển sự nghiệp mà họ yêu thích cũng là một điều hạnh phúc. Những người vợ/chồng của các bác sĩ cũng nhất trí là họ không bao giờ muốn thay đổi người hôn phu/hôn thê của mình.
Bạn có nghĩ rằng khó có thể trở thành vợ/chồng của một bác sĩ? Và nghề nghiệp của bạn có nhiều khó khăn so với công việc một chuyên gia y tế?
Theo Kenh14.vn/Brightside.me
* Nội dung liên quan: