Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả để sử dụng có ích hơn cho các kế hoạch trong tương lai:
6. Phương pháp 20/80
Với phương pháp này bạn cần thực hiện các bước sau:
- Trả hết nợ và các khoản vay ngân hàng.
- Đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc tiết kiệm khoảng 20% tiền lương hàng tháng của bạn. Đây là số tiền mà bạn không được phép tiêu.
- Hãy tiêu 80% lương còn lại của bạn theo bất kỳ cách nào bạn muốn.
Bạn cũng nên nhớ rằng bạn cần phải tiết kiệm trước, sau đó mới chi tiêu phần còn lại. Nếu 20% là một con số quá lớn, hãy cố gắng bắt đầu với 10% hoặc ít nhất là 5%. Điều này sẽ giúp bạn hình thành thói quen và tạo quỹ tiết kiệm ban đầu.
5. Phương pháp 60/10/10/10/10
Phương pháp này được lý giải như sau:
60% cho các chi phí chính của bạn,
10% cho chi tiêu sau khi bạn nghỉ hưu
10% cho các khoản mua dài hạn
10% cho các chi phí hiếm hoi
10% để giải trí.
Chi phí chính của bạn là thực phẩm, điện nước, đi lại và quần áo. Một chiếc xe hơi, một ngôi nhà, hoặc trả hết nợ ngân hàng sau khi mua đất đều thuộc về những khoản mua dài hạn. Những chi phí hiếm hoi sẽ là những thứ như sửa xe, đi khám bác sĩ hoặc những món quà đắt tiền.
Nếu bạn có một khoản nợ lớn, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng cả 10% mà bạn đã tiết kiệm để chi tiêu sau khi nghỉ hưu cho đến khi bạn trả hết khoản nợ này.
4. Phương pháp 10%
Phương pháp này được hiểu như sau: Bạn phải tiết kiệm 10% tiền từ tổng thu nhập của mình. Một số tiền nhỏ như vậy sẽ không ảnh hưởng đến ngân sách hoặc chất lượng cuộc sống của bạn.
Tốt hơn hết là bạn nên gửi số tiền này vào ngân hàng để không thể lấy ra tiêu ngay. Nếu bạn có thể dễ dàng tiết kiệm 10% hàng tháng, hãy thử tiết kiệm 15% hoặc thậm chí 20%.
3. Phương pháp "một nửa"
Phương pháp này gợi ý bạn nên chia tất cả số tiền của mình thành 2 phần: phần đầu dành cho nhu cầu hàng ngày, phần thứ hai đem gửi ngân hàng. Khi tiền mặt không còn, mới bắt đầu chi tiêu tới phần tiền còn lại trong tài khoản ngân hàng. Lặp lại khi cần thiết.
Cách này rất hữu ích với những người không thể kiểm soát chi phí hàng ngày của bản thân.
2. Phương pháp "4 phong bì"
Trước hết, bạn phải đếm tổng thu nhập sắp tới của mình.
Sau đó, bạn "để riêng" tiền cho những khoản mua sắm lớn hoặc bạn tiết kiệm được 10-20% ra một chỗ.
Sau đó, bạn "để riêng" tiền cho các chi phí thường xuyên (tiền thuê nhà, đi lại, điện nước, v.v.).
Sau đó tổng còn lại bạn chia thành 4 phần, cho vào 4 phong bì và dùng cho 4 tuần. Số tiền này bạn có thể chi cho bất cứ thứ gì bạn muốn (ăn uống, giải trí, đi lại). Chỉ cần đừng quên về ngân sách bạn có.
1. Phương pháp bà già
Phương pháp này cực kỳ đơn giản:
Đối với mỗi hạng mục chi phí quan trọng, bạn có một phong bì đặc biệt. Bạn viết tên của các hạng mục cần chi tiêu và tổng số bạn cần lên đó. Những danh mục này phụ thuộc vào mỗi người và lối sống của họ, và có thể bao gồm những thứ như: thực phẩm, quần áo, thuốc men, xe hơi, giải trí, v.v.
Tất cả thu nhập được chia thành nhiều phần, tùy theo số lượng nhu cầu chi tiêu của bạn, và cho vào các phong bì. Khi bạn cần tiền, bạn lấy nó từ phong bì đã được phân loại. Nếu bạn hết tiền trong phong bì “giải trí”, tốt hơn hết bạn nên tránh những trò giải trí mà bạn phải trả tiền cho đến khi nguồn thu nhập của bạn có thể bù đắp lại. Nếu bạn hết tiền từ một phong bì quan trọng, chẳng hạn như phong bì “thực phẩm”, bạn lấy tiền từ một phong bì ít quan trọng hơn và điều chỉnh số tiền trong tương lai bạn bỏ vào phong bì này.
Số tiền còn lại có thể được chi tiêu hoặc tiết kiệm. Nó phụ thuộc vào mục tiêu của bạn, và số tiền còn lại.