Mặc dù được coi là thảm họa “tự nhiên”, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên của bề mặt đại dương đang tác động đến sức mạnh và cường độ của các cơn bão nhiệt đới.
Lũ lụt tàn phá do bão được khuếch đại bởi mực nước biển dâng cao và các cơn mưa lớn đã tăng lên do độ ẩm trong khí quyển gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu.
Trang tin về Khoa học Trái đất Earth điểm các cơn bão tàn phá nặng nề nhất tại Châu Á.
Bão Goni (2020)
Đổ bộ vào cả Philippines và Việt Nam, cơn bão Goni năm 2020 gây thiệt hại ước tính 392 triệu USD và khiến khoảng 74 người tử vong. Kéo dài trong gần 54 giờ, Goni được coi là cơn bão nhiệt đới đổ bộ mạnh nhất từng được ghi nhận. Siêu bão cấp 5 và mang theo gió mạnh, lở đất, mưa như trút nước và nước dâng.
Cơn bão này đã để lại một lượng lớn sự tàn phá trên đường đi của nó; gây thiệt hại cho các công trình có nguy cơ cao, đặc biệt là ở các khu vực ven biển dễ bị ảnh hưởng.
Hệ thống nước bị hư hại nghiêm trọng, nguồn điện và dịch vụ liên lạc bị gián đoạn và nó thậm chí còn gây ra một luồng bùn từ Núi lửa Mayon gây ra sự phá hủy gần như hoàn toàn cho một ngôi làng trên đảo Luzon ở Philippines.
Bão Lekima (2019)
Gây thiệt hại ước tính 9,28 triệu USD, Lekima đã đổ bộ vào Trung Quốc, Quần đảo Caroline, Philippines, Quần đảo Ryukyu, Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia vào năm 2019, gây ra thiệt hại đặc biệt lớn cho Trung Quốc. Với ước tính 90 người tử vong, cơn bão này kéo dài trong 18 giờ.
Vào ngày 10/8/2019, Lekima đổ bộ vào Chiết Giang, ở phía Đông Nam Trung Quốc và ảnh hưởng đến Thành phố Thượng Hải, Giang Tô, An Huy và các tỉnh Sơn Đông. Được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại nhất tấn công Trung Quốc, cơn bão Lekima đã gây ra sự tàn phá đáng kể với lũ lụt ven biển, lũ lụt sông ngòi và gió mạnh.
Trami (2018)
Cơn bão Trami năm 2018 đã tấn công Quần đảo Mariana, Đài Loan, Viễn Đông Nga và Alaska, gây ra thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhật Bản. Kéo dài 30 giờ với ước tính bốn người tử vong, cơn bão này đã gây ra thiệt hại khoảng 2,69 tỷ USD.
Bão Trami đã quét qua Quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, bao gồm Okinawa. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ban hành cảnh báo đỏ về lũ lụt, sóng lớn và tình trạng bão ở miền trung và miền nam Nhật Bản. Hàng chục người bị thương, hàng chục nghìn người buộc phải sơ tán.
Haiyan (2013)
Một trong những cơn bão tồi tệ nhất ở châu Á là cơn bão Haiyan năm 2013, đã tàn phá nhiều khu vực ở Đông Nam Á và được ghi nhận là một trong những cơn bão chết chóc nhất đổ bộ vào Philippines. Kéo dài tới 192 giờ (tám ngày), siêu bão này gây ra thiệt hại ước tính 5,8 tỷ USD , khiến khoảng 6.340 người tử vong.
Cơn bão này đã ảnh hưởng đến hơn 14 triệu người trên 44 tỉnh. Sóng bão đã gây ra sự tàn phá lớn trong nước, với các quan chức địa phương ước tính rằng TP Tacloban trên đảo Leyte đã bị phá hủy 90%.
Sau khi đổ bộ vào Philippines, cơn bão suy yếu khi di chuyển vào Biển Đông hướng về phía Việt Nam và cuối cùng tan ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
Nanmadol (2011)
Còn được gọi là Bão Mina, bão Nanmadol là một trong những cơn bão tồi tệ nhất đổ bộ vào châu Á. Nó ảnh hưởng đến Philippines, đảo Đài Loan và Trung Quốc và kéo dài tới 24 giờ. Người ta ước tính rằng nó đã gây ra thiệt hại khoảng 1,49 tỷ USD, với số người chết lên tới 38.
Tại Philippines, ít nhất 11.720 người ở 27 barangay, tám thành phố, cũng như một thành phố ở bốn tỉnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tại Trung Quốc, cơn bão đã quét qua bờ biển đông nam và tàn phá hàng trăm ngôi nhà. Tại đảo Đài Loan, khoảng 8.000 người đã phải sơ tán, với dịch vụ đường sắt và trường học bị đóng cửa, khi cơn bão nhiệt đới quét qua các khu vực đông dân cư.
Megi (2010)
Năm 2010, bão Megi là cơn bão nhiệt đới thứ năm được Đài quan sát Hong Kong ban hành tín hiệu cảnh báo xoáy thuận nhiệt đới. Kéo dài tới 30 giờ và gây ra khoảng 69 ca tử vong, là siêu bão đầu tiên trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm đó.
Megi đã tàn phá nhiều khu vực của Philippines, Đông Nam Trung Quốc và đảo Đài Loan, và được ghi nhận là đã gây ra thiệt hại trị giá 709 triệu USD.
Tại Philippines, khoảng hai triệu người ở 17 thành phố và 23 tỉnh đã bị ảnh hưởng khi cơn bão đổ bộ. Để lại hậu quả tàn phá cho nông nghiệp, nhà cửa và cơ sở hạ tầng, trong đó các tỉnh Cagayan, Isabela, Kalinga, La Union và Pangasinan là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi Megi đổ bộ vào Trung Quốc, sức mạnh của nó đã suy yếu thành một cơn bão nhiệt đới dữ dội. Nó đã mang đến lượng mưa lớn cho Đài Loan và gây ra lở đất khiến ít nhất 13 người tử vong và 26 người khác mất tích.