Tập trung cao độ
Một số khảo sát cho thấy, chỉ có 2% dân số thế giới thực sự có khả năng làm nhiều việc cùng lúc một cách hiệu quả - điều mà các nhà tuyển dụng Bình Dương, Đồng Nai hay TPHCM đều rất yêu thích. 98% còn lại sẽ giảm 40% năng suất và tăng 50% số lỗi khi làm việc đa nhiệm so với những người chỉ làm một việc tại một thời điểm.
Bởi vậy, để có thể ghi nhớ nhanh thì rèn luyện khả năng tập trung tại thời điểm cần tiếp nhận thông tin là điều vô cùng quan trọng. Bạn nên tập cho mình một thói quen tập trung cao độ vào những vấn đề chính (đầu mục chính) để tăng cường khả năng ghi nhớ nhanh của não.
Lặp lại
Nghe đi nghe lại nhiều lần, viết đi viết lại nhiều lần, đọc đi đọc lại nhiều lần thậm chí thu âm lại những điều bạn cần nhớ sẽ giúp bạn không những nhớ nhanh mà còn nhớ rất lâu.
Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề. Hiểu bản chất của vấn đề giúp bạn định hình trong đầu một cách rõ ràng. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng hơn, bạn cũng chỉ nhớ một cách tạm thời, đối phó.
Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc hình ảnh
Một nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 90% thông tin được truyền đạt không phải bằng lời nói, những gì con người nhớ được là do những gì họ nhìn thấy và làm được. Thay vì viết những ghi nhớ bằng chữ, hãy tập hệ thống thông tin bằng cách dùng hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ tư duy. Dùng sơ đồ tư duy không những giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp bạn sáng tạo hơn, có một cái nhìn tổng thể về một vấn đề nào đó.
Hành động
Một trong những cách rèn luyện khả năng ghi nhớ nhanh là truyền đạt lại thông tin đó cho người khác. Khi bạn với vai trò một “người thầy” dạy lại kiến thức cho người khác hoặc chính mình bạn phải tự nghĩ ra ngôn từ và diễn giải lại “kiến thức”. Bước này được nhiều người học kinh nghiệm cho rằng đây là bước hiệu quả nhất trong quá trình ghi nhớ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các nội dung cần ghi nhớ với những hoạt động thực tế. Trải nghiệm là cách giúp bạn nhớ lâu, nhớ sâu và hiểu rõ vấn đề một cách vô cùng hiệu quả.
Liên tưởng
Nếu chúng ta dùng mắt và não để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc chỉ dùng thính giác. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh, liên tưởng từ hình ảnh này đến hình ảnh khác giúp chúng ta nhớ lâu hơn.
Khi gặp vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những vấn đề bạn đã biết rõ có liên quan đến nó. Khi thực hiện bài tập liên tưởng hình ảnh thường xuyên, trí não của bạn sẽ liên tục được rèn luyện, hình thành và phát huy sự tưởng tượng. Bạn cũng có thể kết nối những điều cần nhớ bằng cách sử dụng cùng một màu sắc, mùi vị, hình dạng, hoặc cảm giác. Hoặc thay vì ghi nhớ những con số khô khan, bạn cần liên tưởng theo cách hài hước của chính mình để tạo ra sự phấn khích, kích thích não bộ để não bộ có ấn tượng và lưu lại lâu hơn.
Không gian và thời gian hợp lý
Ghi nhớ nhanh cũng phụ thuộc vào không gian thời gian bạn tiếp nhận thông tin. Bởi vậy để rèn luyện khả năng này, bạn cần lựa chọn không gian, thời gian hợp lý. Không gian nên là nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, thời gian có thể là buổi sáng - là thời điểm lý tưởng giúp bạn tiếp nhận thông tin mới nhanh hơn.
Ghi nhớ nhanh là vũ khí quan trọng giúp ích cho con người trong công việc và cuộc sống. Có những người nhớ nhanh, nhớ lâu nhưng cũng có người nhanh quên, nhớ chậm, điều này một phần do cấu trúc của não bộ, một phần do những nguyên nhân bên ngoài như sức khỏe, tinh thần, sự tập trung... những điều này hoàn toàn có thể cải thiện được bằng cách rèn luyện mỗi ngày.