Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải là một món quà, mà là sự lựa chọn và nỗ lực vun vén của chính chúng ta. Trong cuộc sống gia đình không thể thiếu những xung đột và hiểu lầm. Và đôi khi người ta cảm thấy việc buông bỏ dễ dàng hơn cùng nhau cố gắng. Tuy nhiên, sẽ không khó để cùng nhau vượt qua những giông tố trong cuộc sống hôn nhân. Và nếu cả hai hết lòng giữ gìn hạnh phúc gia đình, các bạn sẽ nắm tay nhau đến bến đỗ hạnh phúc.
Dưới đây là 6 giai đoạn thường gặp ở các cuộc hôn nhân:
Công kích
Việc trải qua những lời chê bai hay chỉ trích từ bạn đời là điều thường thấy ở mọi gia đình, nhưng nếu những hành động đơn thuần đó biến thành vũ khí cho những cuộc cãi vã, công kích thì mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tiến sĩ John Gottman từng viết trong cuốn sách The Four Horsemen of the Apocalypse “Khi bạn chỉ trích người bạn đời của mình, bạn đang cố gắng nói rằng họ đang không đúng. Việc bắt đầu mọi câu chuyện bằng cụm từ “Em lúc nào cũng…” hay “Anh chẳng bao giờ…” là những cách giao tiếp quen thuộc giữa các cặp vợ chồng và luôn dẫn đến những kết quả tiêu cực. Nhiều khả năng nửa kia sẽ bắt đầu có phản ứng phòng vệ.”
Biện pháp khắc phục là hãy góp ý nhẹ nhàng và không công kích vào tính cách hay thói quen của họ.
Khẩu chiến và sự ngăn cách
Hầu hết chúng ta đều trải qua giai đoạn tranh cãi và sau đó là một khoảng không im lặng đến đáng sợ, lúc đó một bức tường vô hình dường như xuất hiện giữa hai người khiến cả hai không thể giao tiếp và tháo gỡ vấn đề. Và một trong số hai người sẽ chỉ phớt lờ mọi hành động của người còn lại.
Tiến sĩ John Gottman nói rằng 80% đàn ông sẽ chọn cách im lặng. Trông thì có vẻ đàn ông sẽ chẳng có động thái gì giống như đang quan tâm nửa kia nhưng thực tế không phải vậy. Điều quan trọng là học cách xác định các dấu hiệu nếu bạn đời của bạn bị xúc động quá mức, và không dồn ép họ
Và tốt hơn hết hãy đợi cả hai cùng bình tĩnh mới nên bàn bạc về vấn đề cũ.
‘Cảm nắng’ người khác
Điều này nghe thật khó chịu, nhưng trên thực tế, có tới 70% phụ nữ đã lập gia đình thừa nhận rằng họ từng ‘rung rinh’ với người đàn ông khác. Việc bị thu hút bởi người khác là điều hết sức bình thường, và điều đó không đồng nghĩa với việc lừa dối.
Điều quan trọng là không bị cuốn theo cảm xúc này và hoàn toàn ý thức được những gì bạn đang làm. Đừng quay lưng ngay tức khắc với bạn đời chỉ vì những cảm xúc nhất thời. Có thể trong cuộc sống của bạn có quá nhiều cám dỗ, nhưng niềm tin là một trong những điều quý giá nhất trong một mối quan hệ bền vững.
Sự khinh thường
Sự khinh miệt xuất phát từ sự kiêu căng, tự phụ. Đó có thể là hành vi châm biếm, trợn mắt và châm chọc,…dù sao thì nó cũng khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên xấu đi.
Bạn cần học cách thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với nửa kia. Bạn càng cảm thấy những mặt tích cực của đối phương, bạn càng ít thể hiện sự khinh miệt với họ.
Thật khó để làm được điều đó, nhưng việc làm này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Và nửa kia cùng phải nhìn nhận được nỗ lực của bạn trong việc vun đắp tình cảm, chứ không phải lúc nào cũng hằn học, khó chịu với nhau.
Khủng hoảng
Con nhỏ, khủng hoảng tài chính, đủ các loại lời nói phong phanh,… tất cả những thứ sẽ khiến bạn phát điên và rơi vào trạng thái khủng hoảng. Vào lúc này bạn chỉ muốn bỏ lại tất cả và ra đi. Giai đoạn này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong một mối quan hệ.
Đừng bao giờ quên rằng những thách thức là một phần trong cuộc sống của chúng ta và tất cả chỉ là tạm thời. Nếu các bạn có thể xoay sở và vượt qua khó khăn cùng nhau, sợi dây liên kết tình cảm của hai bạn sẽ ngày càng bền chặt. Hôn nhân không chỉ là chia sẻ niềm vui và hạnh phúc, mà còn là sẻ chia những khó khăn, vất vả.
Chấp nhận và tha thứ
Đây là giai đoạn cuối cùng, nơi chúng ta hiểu được thực tế chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề theo cách như chúng ta đã làm trước đây, mà chúng ta sẽ tìm cách để chung sống yên bình hơn. Mọi người đều có cách riêng của mình: một số trò chuyện với bạn bè và gia đình thân thiết, những người khác đọc sách để tìm ra cách.
Lúc này chúng ta đã sẵn sàng tha thứ cho người bạn đời vì sự bướng bỉnh của họ. Chấp nhận cái tốt cũng như cái xấu của đối phương và đưa cuộc sống hôn nhân tới cấp độ mới. Các trận cãi vã và xung đột ít xảy ra hơn, và chúng ta cảm thấy như cả hai không còn tình cảm với nhau nữa.
Cuối cùng
Sau khi vượt qua tất cả các giai đoạn, nỗ lực và cố gắng vượt qua mọi khó khăn, các bạn đạt tới một cấp độ được coi là viên mãn. Cả hai không đấu tranh với nhau nữa, cả hai thỏa thuận với nhau, không trốn tránh và thẳng thắn giải quyết vấn đề cùng nhau.
Ở giai đoạn này, bạn đã nhận thực được rằng hôn nhân không hề dễ dàng, nhưng bạn có thể tự hào về bản thân. Bạn cũng nên ghi nhận những cố gắng của nửa kia và cùng nhau xây dựng cuộc sống bền vững lâu dài.