Vậy tại sao chúng ta lại sẵn sàng vung tay quá trán cho những thứ xa xỉ, nhưng lại đồng thời kì kèo từng đồng tiền lẻ khi đi chợ?
Khi khoản chi lớn thì chúng ta không nhìn thấy sự khác biệt
Đi ăn nhà hàng, hóa đơn vài trăm ngàn đến cả triệu, nhiều khả năng bạn sẽ để cho nhân viên giữ lại vài chục ngàn tiền thừa, vì “bõ bèn gì đâu”. Khi mà tổng chi gấp 6-7 lần so với khoản tiền thừa đó, thì nó đâu có ý nghĩa gì lớn lắm.
Cơ mà ra chợ thì chúng ta sẽ kì kèo muốn giảm giá, đôi khi chỉ giảm giá được vài ngàn thôi cũng phải cho bằng được. Vì khoản tiền thừa đó, dù nhỏ thôi, hoàn toàn đủ để mua thêm tí hành hay quả trứng nữa, làm sao mà bỏ đi cho được.
Chúng ta bị gây tác động âm thầm
Bán hàng giỏi thực sự là bộ môn khoa học dựa trên tâm lý cảm xúc con người. Có khá nhiều thủ thuật để dẫn dụ ai đó mua hàng, chẳng hạn ban đầu sẽ cho khách hàng dùng thử miễn phí, sau đó nói quá lên về những tác dụng thật sự của nó.
Chúng ta không muốn bị người khác coi thường
Hiệu ứng đám đông ở những nhà hàng hay quán cà-phê thường gây ra hiện tượng này. Ở những nơi này phục vụ thường không tự đưa tiền thừa ra trừ khi hỏi, và khách hàng thường danh cho họ một khoản tiền tip. Và thế là theo hiệu ứng đám đông, chúng ta nghĩ rằng sẽ thật sai trái đòi lại tiền thừa, và bắt đầu hành động giống như người khác.
Môi trường xung quanh kích thích bỏ tiền
Cái gì làm nên sự tương đồng giữa những cửa hàng thời trang đắt tiền, nhà hàng hay đại lý xe hơi? Người ta sẽ trang trí sao cho nơi đó thật là lung linh sáng sủa, tạo cảm giác sang trọng quý phái, như thể ai vào đó cũng sẽ bước lên một “đẳng cấp khác”. Vào những hoàn cảnh này, chúng ta thường không còn nhớ đến việc phải kiểm tra từng “cắc bạc lẻ”.
Chúng ta muốn gây án tượng với người xung quanh
Một cuộc thử nghiệm cho thấy rằng nếu cho một người lựa chọn giữa việc mình kiếm được 50 ngàn USD còn người khác kiếm 25 ngàn USD, hay mình kiếm được 100 ngàn USD còn người khác kiếm được 200 ngàn USD, đa phần đều sẽ chọn cái thứ nhất. Điều này xác nhận rằng bản năng con người luôn muốn gây ấn tượng với người khác. Và chi trả nhiều tiền hơn rõ ràng là một cách để gây ấn tượng mạnh.
Chúng ta cảm thấy thích thú với dịch vụ và sản phẩm
Nếu chúng ta thực sự thích một cái gì, khả năng cao là chúng ta sẵn sàng trả giá đắt hơn cho nó, cao hơn giá trị thật. Có một vài trường hợp người ta cho rằng trả cao hơn một chút là chấp nhận được, chẳng hạn chất lượng dịch vụ tốt, thức ăn ngon, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tại sao không cảm ơn họ bằng cách trả nhiều hơn chút xíu nhỉ? Đây cũng lại là do tâm lý đám đông quyết định.
5 thứ tiền bạc có thể tiết lộ về góc khuất trong tâm hồn của bạn
6 hành động khó chịu nhất của khách nhà hàng, theo tiết lộ của nhân viên phục vụ