Mọi người vẫn suy nghĩ là chỉ cần không dùng roi vọt thì có thể dạy dỗ con cái bằng những lời răn đe, vì dạy con bằng lời nói không bị coi là bạo hành. Nhưng việc sử dụng ngôn từ một cách thiếu cẩn trọng cũng là một biến thể khác của bạo hành – bạo hành cảm xúc. Bởi vì một từ vu vơ mà chúng ta thốt ra chẳng hề suy nghĩ có thể khiến trẻ lo lắng, tự ti hoặc thậm chí trầm cảm.
Dưới đây là những điều các bậc phụ huynh nên tránh để con cái phát triển trong môi trường lành mạnh và hạnh phúc trọn vẹn:
So sánh con bạn với “con nhà người ta” hoặc anh chị em khác
Nếu bạn so sánh con mình với “con nhà người ta”, chúng sẽ không thể nhìn nhận chính xác về năng lực của mình và cảm thấy bản thân là kẻ thất bại. Hơn nữa, việc cha mẹ thiên vị giữa các anh chị em lại dẫn đến sự cạnh tranh không đáng có giữa các bé. Đồng thời, một trong hai bé sẽ cảm thấy không được yêu thương, còn đứa trẻ còn lại sẽ phải chịu gánh nặng của một hình mẫu lý tưởng cố gắng để giữ được hình tượng hoàn hảo trong mắt bố mẹ. Theo các nghiên cứu, nếu bạn ưu ái một bé hơn bé còn lại, hành động này sẽ khiến trẻ tự ti và dễ trầm cảm hơn khi lớn lên.
Từ chối tình cảm của con cái
Chắc chắn, một món đồ chơi bị hỏng có vẻ không quan trọng so với việc phải trả hàng loạt hóa đơn hàng tháng, nhưng nó không có nghĩa là đứa trẻ không có quyền được “sụt sùi” vì món đồ chơi yêu thích bị hỏng. Nếu cha mẹ ngăn cấm con bộc lộ cảm xúc, chúng dần học cách kìm nén niềm vui, nỗi buồn hoặc sự tức giận của mình, và sau này lớn lên chúng sẽ không có khả năng thể hiện bản thân hoặc xây dựng mối quan hệ ổn định với mọi người. Theo nghiên cứu, trẻ có thể khó chịu đựng được những chấn thương mạnh về cảm xúc, có thể gặp trầm cảm và hội chứng âu lo khi trưởng thành.
Lừa gạt hay nói dối với trẻ
Có rất nhiều bậc cha mẹ tin rằng trẻ nhỏ nhanh quên và sẽ không ghi nhớ được đầy đủ những gì cha mẹ nói, vì vậy nên họ thường cung cấp những kiến thức không chắc là đúng hay thường “hứa suông” với con trẻ. Thế nhưng cách làm này vô cùng nguy hiểm, vì sẽ khiến trẻ nghi ngờ bản thân và thế giới xung quanh, và dẫn đến tự ti. Về lâu dài có thể dẫn đến các hội chứng lo lắng, trầm cảm và trường hợp nghiêm trọng hơn là rối loạn tâm thần.
Cha mẹ yêu con, nhưng là yêu có điều kiện
Rất nhiều người tin rằng việc yêu cầu trẻ thực hiện một mục tiêu nào đó để đổi lấy tình thương của cha mẹ là hoàn toàn bình thường. Vì suy nghĩ của cha mẹ đơn thuần là muốn thúc đẩy con mình về phía trước và tạo động lực chô chúng. Đây thực tế chỉ là suy nghĩ của các bậc cha mẹ, còn những gì con trẻ hiểu là: “Người khác và bố mẹ sẽ chỉ yêu con nếu con ngoan và học giỏi. Bản thân con không đáng được yêu nếu không làm tốt mọi việc.” Nếu trong trường hợp con trẻ cố gắng hết sức mà vẫn không được công nhận thì chắc chắn chúng sẽ cảm thấy thất bại và tự ti, thậm chí áp lực đến mức trầm cảm.
Nghi ngờ về khả năng của trẻ
Cách này không còn bạn cố gắng hơn, thậm chí còn phản tác dụng. Bạn càng gợi ý về những khả năng của trẻ, chúng càng cảm thấy vô vọng. Những câu hỏi về “Liệu con có thể làm được gì?” của cha mẹ khiến trẻ mất tự tin vào bản thân, sẽ dẫn đến trầm cảm và lo lắng trong suốt quá trình trưởng thành.
Nói với trẻ như thể chúng mắc khiếm khuyết về thể chất/tinh thần
"Sao con luôn cứng đầu thế nhỉ?" Trẻ thường được khuyến khích nên bỏ ngoài tai những lời miệt thị hay xúc phạm từ người khác, nhưng chúng thường sẽ không bỏ qua những lời nói của người thân, đặc biệt là cha mẹ. Cho dù bạn chỉ đang nhắc đến những khiếm khuyết về thể chất hay tinh thần của chúng, thì cách làm này cũng sẽ làm sai lệch cách nhìn nhận của chúng về bản thân. Tình huống này có thể gây ra một loạt các vấn đề tâm thần bao gồm cả rối loạn ăn uống.
Làm cho trẻ cảm thấy như chúng đang mắc nợ
"Vì con mà cha mẹ đã phải từ bỏ rất nhiều rồi đấy". Chắc chắn cha mẹ là những người phải hy sinh rất nhiều vì con cái. Nhưng đó là sự lựa chọn của bạn, đừng bắt chúng phải chịu trách nhiệm và cảm thấy tội lỗi vì những quyết định của bạn. Trong một số trường hợp, việc gán ghép trách nhiệm cho con cái có thể dẫn đến bệnh lý về cảm giác tội lỗi có liên quan đến các chứng loạn thần kinh, bao gồm cả rối loạn ám ảnh cưỡng chế .