Chị em chắc chắn đã từng trang điểm và diện đồ thật bắt mắt, và tự tin sẽ xuất hiện với diện mạo thật sang chảnh. Nhưng khi giao điện thoại cho người khác, thứ bạn nhận được lại là những tấm ảnh mà thậm chí người trong ảnh khác hoàn toàn so với bạn trong gương chỉ trước đó vài phút. Đừng lo lắng vì khoa học đã có lời giải cho thắc mắc của bạn.
Hãy tìm lý do trong bài viết dưới đây nhé!
Chiếc gương phản chiếu hình ảnh ngược của chúng ta
Những gì chúng ta nhìn thấy trong gương không phải là thực tế - hình ảnh phản chiếu trong gương là một phiên bản đảo ngược của những thứ mà chúng ta nhìn được. Và vì chúng ta nhìn vào gương mỗi ngày, chúng ta đã quá quen với phiên bản ngược này. Nó được gọi là hiệu ứng đơn thuần. Vì vậy, nếu bạn không thường xuyên chupj ảnh, có thể bạn sẽ bị sốc vì sau khi nhìn thấy những hình ảnh của bản thân trong điện thoại.
Điều chỉnh ngay tức thì
Khi nhìn vào gương, chúng ta có khả năng kiểm soát nhanh chóng và dễ dàng. Nếu chúng ta không thích góc chụp, chúng ta sẽ phản ứng ngay lập tức bằng cách chỉnh sửa khuôn mặt và chỉnh sửa tư thế hay nét mặt để có một diện mạo vừa ý hơn. Còn khi chụp ảnh, chúng ta hầu như chỉ nhìn thấy bản thân mình sau khi có thành phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn biết được những khiếm khuyết hay ‘góc chết’ trên khuôn mặt, bạn có thể tự điều chỉnh để có những tấm ảnh đẹp nhất.
Ánh sáng
Thông thường, chúng ta sẽ không nhận thấy những khác biệt về ánh sáng khi nhìn vào gương bởi vì bộ não khả năng tự xử lý hình ảnh, và cho chúng ta thấy hình ảnh khuôn mặt quen thuộc của chúng ta ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, máy ảnh không có khả năng xử lý như não bộ con người. Thay vào đó, nó ghi lại tất cả các tông màu và bóng một cách khách quan, và ánh sáng đóng vai trò rất lớn trong việc chụp ảnh. Như các nhiếp ảnh gia nói, ánh sáng có thể làm tạo ra một bức hình hoàn hảo hoặc làm hỏng nó.
Khuôn mặt của chúng ta không đối xứng
Không ai có khuôn mặt hoàn toàn cân xứng. Hãy nhìn lại hai nửa khuôn mặt của bạn và chắc chắn bạn sẽ thấy chúng không hoàn toàn giống nhau. Chúng ta thường chỉ nhìn vào chính mình ở một hoặc một vài góc độ cụ thể, và chúng ta thường nghĩ rằng một bên của khuôn mặt giống với bên kia. Đó cũng là một lý do tại sao chúng ta luôn cảm thấy người trong ảnh chụp không giống mình trong gương.
Môi trường tạo áp lực cho bạn
Như nhà nghiên cứu Nolan Feeney, chúng ta thường nhìn vào gương khi chúng ta ở nhà hoặc đơn giản hơn là trong một môi trường an toàn. Tuy nhiên, khi chụp ảnh đôi khi chúng ta sẽ bị căng thẳng và nghiêm túc hơn. Đôi khi vì mong muốn có được bức ảnh đẹp mà chúng ta buộc phải tạo dáng hay biểu cảm khác thường, điều đó khiến chúng ta áp lực và không có được thành phẩm tốt.
Chúng ta chỉ nhìn thấy một vài chi tiết nhất định trong gương
Nhìn vào gương, chúng ta thường chỉ tập trung vào một phần đặc biệt trên khuôn mặt như môi, mũi, mắt, v.v. và chúng ta không nhìn nhận một cách tổng quan trên khuôn mặt. Mặt khác, khi nhìn vào một bức ảnh, chúng ta nhìn nhận mọi thứ và đánh giá từ những chi tiết nhỏ nhất: tư thế, nét mặt và bất cứ điều gì khác mà bình thường chúng ta không để tâm đến. Vì vậy, hãy học cách nhìn nhận tổng quan và tìm ra những phần đắt giá nhất trên khuôn mặt để có những tấm ảnh đẹp nhất.
Chúng ta tin rằng mình hấp dẫn hơn thực tế
Một nghiên cứu từ Đại học Chicago tiết lộ rằng mọi người có xu hướng nghĩ rằng so với ảnh, họ trông đẹp hơn ở bên ngoài. Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã chọn các bức ảnh của những người tham gia và xử lý chúng thành các phiên bản đẹp hơn và xấu hơn. Sau đó, những người tham gia được yêu cầu tìm những bức ảnh gốc của chính họ và hầu hết đều thất bại, họ chỉ chọn những bức ảnh đẹp hơn.
Chúng ta dành nhiều thời gian hơn để soi gương hơn là nhìn thấy chính mình trong ảnh. Bộ não đánh lừa chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng những bức ảnh trông thật kỳ lạ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta trông thật xấu xí và kinh khủng, chúng ta chỉ không quen nhìn chính mình từ góc độ của người khác mà thôi. Vì vậy, biện pháp khắc phục cuối cùng là hãy tập khám phá bản thân ở những góc độ khác nhau.