Cuộc sống là hàng loạt những sự kiện bất ngờ, và bạn không thể biết trước được khi nào những tình huống nguy hiểm có thể tìm đến mình. Và quan trọng hơn, bạn không có đủ kinh nghiệm sống để vượt qua những khoảnh khắc ‘ngàn cân treo sợi tóc’ mọi lúc. Chính vì vậy, bạn cần bỏ túi cho mình những kiến thức và kỹ năng sống nhất định để giải vây khỏi những trường hợp nguy cấp.
Dưới đây là 7 mẹo hữu ích có thể giúp bạn thoát khỏi những trường hợp khẩn cấp:
1. Khi bạn bị tấn công trên phố
Những nơi công cộng, đặc biệt là những chỗ thưa vắng người rất dễ tạo cơ hội cho kẻ xấu rat ay. Chính vì vậy, hãy luôn cảnh giác bằng cách không dùng tai nghe hoặc quá chú tâm vào điện thoại ở những khu vực này.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tấn công, hãy cố gắng chạy trốn trước khi kẻ tấn công dùng vũ khí khống chế bạn. Hãy hét thật to và cố gắng gọi trợ giúp. Chỉ ngoan ngoãn đầu hàng khi bạn ở trong tình huống sinh tử, ví dụ như kẻ tấn công kề dao vào cổ hoặc dùng súng.
Nếu bạn không thể trốn thoát, hãy cố gắng tấn công vào những chỗ hiểm trên cơ thể kẻ tấn công, như mắt, cổ họng hoặc thậm chí là hạ bộ. Hãy cố cào, cắn hay thậm chị giật tóc để tự vệ. Đánh vào mũi đối phương cũng là một cách hay, vì đòn tấn công này có thể khiến kẻ tấn công bị choáng váng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tấn công vào các bộ phận của chân, như ống đồng hoặc mắt cá chân của đối phương.
2. Khi bạn bơi vào những nơi nước chảy xiết và bị cuốn đi
Để an toàn thì bạn chỉ nên bơi ở những nơi nước cạn hoặc có nhân viên cứu hộ
Nếu bạn nhận thấy mình bị cuốn vào dòng nước mạnh, đừng hoảng sợ và đừng cố bơi ngược lại. Hãy tìm dòng chảy vuông góc với dòng nước đang cuốn bạn đi, đó là cách duy nhất để thoát khỏi nguy hiểm.
Đạp nước hoặc cố gắng nổi lên khi bạn bắt đầu mất kiểm soát, hãy cố ngoi lên để thở. Bạn không cần cố ngoi thật cao và giãy giụa, vì làm như vậy chỉ khiến bạn mất năng lượng nhanh hơn và trở nên đuối hơn trước khi có người đến cứu bạn.
3. Khi bạn bị mắc kẹt giữa dòng nước lạnh
Nếu bạn sống sót sau tai nạn máy bay hoặc tai nạn tàu biển, bạn có thể gặp nguy hiểm khi đối mặt với vùng nước lạnh. Vì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhanh khi đầu bị lạnh, vì vậy hãy cố giữ cho đầu được khô và không bị dính nước.
Nếu bạn không thể bơi trở lại bờ, hãy cố gắng giữ cơ thể ở trạng thái H.E.L.P (Heat Escape Lessening Postures) – tư thế hạn chế thoát nhiệt. Bạn sẽ phải giữ hai tay đặt lên ngực và chân co sát bụng.
Nếu bạn ở cùng với những người khác, hãy cố đứng sát vào nhau để giữ ấm. Khi thoát khỏi mặt nước, tốt nhất bạn nên cố gắng thay quần áo và làm khô cơ thể càng sớm càng tốt.
4. Khi bạn ở trong tòa nhà bị có hỏa hoạn
Hãy cố tìm lối thoát. Những nơi như tòa nhà hay trung tâm mua sắm…đều sẽ có biển chỉ dẫn lối thoát hiểm, hãy lần theo hướng chỉ dẫn và thoát ra ngoài. Đối với nhà riêng, chắc chắn bạn biết quá rõ đâu là lối thoát để tự cứu lấy mình.
Khi tiếp xúc với khói, hãy bò sát dưới sàn nhà, cố gắng cúi đầu thật thấp để có thể hít thở và tránh hít phải khói độc.
Kiểm tra tay nắm cửa và các vật dụng bằng mu bàn tay trước khi dùng.
Nếu bị mắc kẹt, hãy cố gắng liên lạc với trung tâm cứu hỏa. Nếu điện thoại không thể sử dụng, hãy cố gắng dùng biển hiệu và cầu cứu qua cửa sổ.
5. Khi sắp phải đối mặt với một cơn bão lớn
Nếu có dự báo bão nguy hiểm sẽ đổ bộ vào khu vực nơi bạn sinh sống, hãy cố gắng bảo vệ tài sản của bạn, ví dụ như chặt tỉa bớt cây cối to quanh nhà, hay che chắn quanh nhà.
Khi bão đổ bộ, nếu bạn không thể sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm, hãy ở trong nhà và tránh ở gần cửa sổ và những nơi có kính. Đóng chặt tất cả các cửa trong nhà, và trú ẩn ở một căn phòng nhỏ, thậm chí sử dụng tủ quần áo hoặc gầm giường cũng là cách hay.
Nếu bạn đã sơ tán khỏi khu vực tâm bão, hãy chỉ quay về khi được phép, và chú ý những chỗ ngập lụt vì có thể bị dò điện. Ngoài ra, sau bão lụt, hãy lưu ý về việc sử dụng nước. Vì có thể nước mà bạn vẫn dùng đã bị nhiễm bẩn hoặc hóa chất, có thể gây ra bệnh nguy hiểm.
6. Khi có động đất
Hãy lập tức chui xuống gầm kệ hoặc bàn. Hãy cố gắng di chuyển xuống những nơi thấp hoặc che chắn cẩn thận nếu bạn ở trong một tòa nhà. Nếu bạn đang ở trên giường, dùng gối để che chắn đầu. Và giữ nguyên cho đến khi trận động đất qua đi.
Hãy tránh khu vực cửa sổ hay các kệ, giá cao – những nơi có đồ đạc đặt trên cao.
Không sử dụng thang máy. Nếu bạn đang ở trong một tòa nhà, có thể bạn sẽ phải đối mặt với hệ thống phun nước hoặc báo cháy.
Nếu bạn đã ở bên ngoài, hãy ôm đầu và ngồi thụp xuống đất ở một nơi thoáng đãng, tránh xa các tòa nhà, cây cối hoặc đường dây điện. Nếu bạn đang ở trong xe, hoặc là cố gắng thoát ra ngoài, hoặc đỗ vào nơi thoáng đãng tránh tòa nhà hay những khu vực nhiều cây cối.
7. Nếu bạn bị lạc trong rừng
Sử dụng phương pháp STOP (Stay Calm – Think - Observe – Plan): Có nghĩa là bạn phải giữ bình tĩnh, nghĩ về các giải pháp khả quan, quan sát xung quanh, và lập kế hoạch thoát khỏi rừng. Cách này có thể giúp bạn tìm ra đúng hướng đi khi cần thiết.
Hãy cố gắng xác định vị trí hiện tại của bạn. Nếu có thể, hãy tìm đến những chỗ cao hơn để dễ quan sát xung quanh và tìm ra lối di. Cố gắng tìm ra những dấu hiệu của sự sống, như đường mòn hay nhà ở. Nếu không tìm được nơi cao hơn để quan sát, tốt hơn hết là bảo toàn năng lượng.
Cố gắng quan sát và lắng nghe những âm thanh xung quanh và tìm ra tiếng nói của những người khác (nếu có). Vì dù ở một số khu rừng vẫn có người dân sinh sống gần đó. Ngoài ra, bạn hãy cố gắng tìm những nơi có nguồn nước, vì những nơi đó thường có người sống hoặc có thể tìm được đường ra.
Nếu bạn bị lạc vào ban đêm, tốt nhất nên ở nguyên tại chỗ và chờ trời sáng. Cố gắng làm một nơi trú ẩn tạm thời (tốt nhất là luôn mang lều khẩn cấp bên mình). Ngoài ra, nên tránh ở gần nguồn nước vào ban đêm, vì đó là những nơi thu hút thú dữ nhất.