Chia tay chắc chắn là một trải nghiệm không mấy vui vẻ mà chẳng ai muốn trải qua, vì vậy, mọi người đều muốn có một mối tình dài đằng đẵng mà không trải qua quá nhiều sóng gió trước khi cập bến hạnh phúc. Mặc dù đôi khi việc chia tay xuất phát từ những lý do khách quan không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có những trường hợp, cả hai có thể cố gắng vượt qua để bước cùng nhau lâu hơn trên đoạn đường phía trước.
Tuy nhiên, đối với rất nhiều trường hợp, chỉ vì một số sai lầm không đáng có mà có thể khiến mối quan hệ tình cảm đi xuống và thậm chí đổ vỡ. Dưới đây là mốt số ví dụ điển hình:
Không dành trọn khoảnh khắc bên nhau
Khi yêu, viêc cả hai tranh thủ những khoảnh khắc giá trị cho nhau vô cùng quan trọng. Những cặp đôi làm được điều này thường sẽ hài lòng về mối quan hệ tình cảm hơn. Bởi vì họ chia sẻ những trải nghiệm đáng giá có thể mang họ đến gần nhau hơn. Và một lưu ý không hề nhỏ nữa là chất lượng quan trọng hơn số lượng. Nếu cả hai chỉ dành thời gian bên nhau để làm những công việc cá nhân, hoặc chỉ quan tâm tới sở thích cả nhân thì cả hai rất dễ chán nhau.
Nếu hai bạn xem một bộ phim cùng nhau, hoặc chỉ ngồi gần nhau cả buổi nhưng chỉ chú tâm đến công việc của riêng bạn, tức là cả hai chưa dành thời gian chất lượng cho nhau. Thay vì chỉ ngồi chung trong một không gian để làm việc riêng, cả hai nên tìm những hoạt động để có thể tương tác cùng nhau.
Coi những hy sinh của đối phương là hiển nhiên
Mối đe dọa trong một mối quan hệ là quá quen với những điều tốt đẹp mà đối phương mang lại cho bạn và coi đó là điều hiển nhiên. Nếu họ luôn là người dọn dẹp nhà cửa, đừng chỉ cho rằng đó là một phần của thói quen, và mặc kệ họ với những công việc này. Mặc dù đúng là đối phương thích gọn gàng, nhưng quan trọng là họ đang nỗ lực vì bạn.
Một nghiên cứu tiết lộ rằng nhiều nguyên nhân khiến các cặp đôi chia tay vì một trong hai cảm thấy thiếu tự tin. Đôi khi vì ở bên nhau quá lâu mà người ta không còn dành cho nhau những lời khen ngọt ngào, không còn thể hiện tình cảm như thuở ban đầu nữa. Thói quen này cũng dần làm mất đi “ngọn lửa đam mê” giữa hai người. Chính vì vậy, hãy tiếp tục ngưỡng mộ họ vì vẻ đẹp, khiếu hài hước hoặc lòng tốt của họ. Đừng quên thể hiện tình cảm và sự biết ơn, tôn trọng với những gì họ làm cho bạn.
Thiếu sự đồng cảm
Sự đồng cảm có thể khiến chúng ta dễ dàng thấu hiểu và gắn bó với một người hơn. Khi bạn trở nên lạnh lùng, bạn vô tình tạo ra một vỏ bọc trước những người xung quanh để tránh bị tổn thương, nhưng bạn sẽ khó mở lòng và tin tưởng người khác hơn, và điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ tình cảm của bạn. Vì khi bạn khép mình lại, sẽ không ai có thể thấu hiểu và gần gũi bạn được. Kết quả là, hai bạn không thể đồng cảm và phát triển mối quan hệ hiện tại.
Không tôn trọng ranh giới của nhau
Thay vì dành cho nhau không gian riêng thì đại từ “chúng tôi” xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống của nhau. Thật khó để phân biệt được đâu là cuộc sống, là thế giới của một trong hai. Thậm chí bạn cũng có thể thoải mái đến mức bắt đầu nhầm lẫn nhu cầu của bản thân với nhu cầu của đối phương, và chen vào không gian cá nhân của họ.
Mặc dù yêu nhau, nhưng cả hai nên tôn trọng không gian cá nhân của nhau. Ngoài ra, đừng xúc phạm nếu nhu cầu của họ nếu nó không phù hợp với bạn. Dù cả hai có trở thành vợ chồng chung chăn gối thì cũng không có quyền tước đi sự tự do và sở thích cả nhân, để đồng hóa thành sở thích chung được.
Không đầu tư và chăm sóc bản thân
Giữa hàng trăm ngàn lý do chia tay, “không hợp nhau” là lý do được nhiều người đưa ra nhất. Nhưng điều mâu thuẫn là rõ ràng đó là người chúng ta từng nỗ lực theo đuổi, từng say mê đến thế, cuối cùng lại vì một chữ “không hợp”?
Các cặp đôi yêu nhau lâu, chắc chắn cả hai sẽ thay đổi, nhưng không có nghĩa là vì đã yêu nhau rồi nên bản thân được phép ngừng chăm sóc, ngừng đầu tư cho bản thân. Để đối phương không cảm thấy mình nhàm chán và đơn điệu, hãy cứ tiếp tục luyện tập, ăn uống lành mạnh, nỗ lực phát triển bản thân, và sống như trước khi yêu, để đối phương luôn tìm thấy sự hấp dẫn nơi bạn.
Thiếu tự tin
Thiếu tự tin vào bản thân là mối đe dọa với một mối quan hệ. Những người không tự tin vào bản thân thường sợ bị từ chố, và luôn cố gắng hết mình để bảo vệ mối quan hệ tình cảm của mình. Những người này thường cảm thấy bản thân không xứng đáng với đối phương, hoặc cảm thấy người đó không thực sự yêu mình. Do đó, họ cố gắng chuẩn bị tinh thần cho một kết thúc, và thay vì đầu tư cho tình cảm thì họ thường xuyên chất vấn đối phương về tình cảm người kia dành cho họ.
Tránh xung đột
Thật mâu thuẫn nhưng việc tránh xung đột không thực sự tốt đối với mối quan hệ tình cảm. Nếu cả hai cố gắng né tránh xung đột, điều đó có nghĩa hai người đang che giấu cảm xúc thật của mình, phớt lờ nhu cầu của bản thân và cất đi sự thất vọng về đối phương.
Nhưng về lâu dài, cả hai sẽ cảm thấy nỗi thật vọng về đối phương dâng cao, và chọn cách từ bỏ thay vì giải quyết vấn đề. Xung đột giúp hai bạn giải tỏa những mâu thuẫn, và cải thiện giao tiếp giữa hai người. Chẳng ai có thể đọc được suy nghĩ của đối phương, vì vậy chỉ còn cách nói ra suy nghĩ về nhau và cùng tìm cách giải quyết thì mới có thể giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.