9 hành động chị em cần tuyệt đối tránh khi đang mang bầu

Một nghiên cứu cho thấy hội chứng trầm cảm và lo lắng có thể dẫn tới sinh non và giảm cân ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một số hành vi và biểu hiện cảm xúc khác của người mẹ cũng ảnh hưởng nhiều tới thai nhi trong quá trình mang thai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những hành vi và hành động nên tránh trong thai kỳ để cả mẹ và bé khỏe mạnh.

1. Đánh nhau và la hét

Việc gây hấn gây ra hội chứng lo lắng và trầm cảm ảnh hưởng nhiều tới thai nhi. Những vấn đề về tâm lý có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé, đặc biệt là hệ thống miễn dịch và não bộ. Bên cạnh đó, thói quen la lối lớn tiếng có thể không tốt cho cả mẹ, dẫn đến đau đầu, buồn nôn và khó ngủ.

Bạn nên làm gì?

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Ngủ đủ giấc

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Thiền

Đi dạo và hít thở không khí trong lành

2. Tiêu thụ quá nhiều đường

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mang thai tiêu thụ nhiều đồ ngọt và đồ ăn chứa hàm lượng đường cao, sẽ khiến cho những đứa trẻ sinh ra gặp các vấn đề về kỹ năng học tập và trí nhớ. 

Bạn nên làm gì?

Ăn nhiều trái cây thay vì đồ ngọt

Giảm đồ uống có đường

3. Tâm trạng thất thường

Tâm trạng thất thường là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ mang thai. Đầu tiên, bạn cảm thấy phấn khích, nhưng sau đó căng thẳng và hoang mang. Khi đó, bạn bắt đầu đặt ra những câu hỏi như liệu bạn có thể trở thành một phụ huynh tốt hay không, và liệu bạn có thể xoay xở đủ chi phí để trang trải cho việc chăm sóc gia đình hay không.

Những thay đổi này có thể xuất phát từ những thay đổi trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hoặc do hormone của phụ nữ mang thai, và chúng ảnh hưởng đến não bộ cũng như tâm trạng của họ.

Bạn nên làm gì?

Ngủ đủ giấc

Đi dạo và hít thở không khí trong lành

Đi xem phim với bạn bè

Thiền

4. Thư giãn trong bồn nước nóng hoặc phòng tắm hơi

Nhiệt độ cao trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm cũng là một trong những yếu tố tác động đến thai nhi. Đó có thể là một liệu pháp thư giãn cho mẹ bầy, nhưng lại không tốt cho bé.

Bạn nên làm gì?

Đừng tắm quá nóng và ngâm mình quá 10 phút trong bồn nước nóng

Tắm nước ấm vừa phải

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ

5. Khóc

Khi mang thai, phụ nữ sẽ trở nên đa cảm hơn và dễ xúc động, do đó dễ khóc hơn. Nhưng trạng thái tâm lý này có thể trở nên nghiêm trọng nếu đi kèm các triệu chứng khác như chán ăn, cảm giác tội lỗi, ngủ quá nhiều và lười biếng.

Bạn nên làm gì?

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, hãy trò chuyện với bác sĩ

Trò chuyện với những người có kinh nghiệm hoặc đang trải qua thời kỳ thai nghén như bạn

6. Rối loạn tâm lý

Khi mang thai, tâm trạng của người phụ nữ có thể trở nên rắc rối hơn. Mặc dù, những biến đổi về tâm lý theo chiều hướng tiêu cực không thường xuyên xảy ra, nhưng chúng vẫn có thể khiến phụ nữ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý. Các triệu chứng rõ ràng nhất là mất kiểm soát hành vi, nhầm lẫn và thậm chí là ảo giác.

Bạn nên làm gì?

Trong trường hợp này, tốt nhất gia đình nên liên hệ với bác sĩ.

7. Khó ngủ

Theo các nhà nghiên cứu, 78% phụ nữ mang thai bị thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ trong suốt giai đoạn thai nghén. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi của hormone trong cơ thể, việc tăng vọt hormone có thể gây ra tình trạng mệt mỏi cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhanh chóng thay đổi tình hình, bởi vì mất ngủ có thể khiến tâm trạng bà bầu xấu đi và gây ra buồn nôn. 

Bạn nên làm gì?

Lên lịch trình cho giấc ngủ của bạn

Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Uống nhiều nước mỗi ngày

Nếu bạn không thể ngủ, đừng cố ép, hãy thử đọc một cuốn sách hay

Tham khảo ý kiến bác sĩ về tư thế ngủ phù hợp và dễ ngủ nhất

8. Ít vận động và ăn quá nhiều

Thừa cân trong quá trình mang thai có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh, tác động xấu tới quá trình tăng trưởng của thai nhi và cân nặng của mẹ sau khi sinh bé. Hơn nữa, nó có thể làm tăng nguy cơ béo phì cho trẻ sau này. Các hoạt động thể chất khi mang thai mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tâm lý cho cả mẹ và bé.

Bạn nên làm gì?

Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để thai nhi khỏe mạnh

Đừng quên đi bộ. Cách này sẽ giúp mẹ bầu duy trì vóc dáng và tăng cường oxy lên não, tốt cho trí nhớ và tâm lý.

9. Hấp thụ nhiều caffeine

Về cơ bản, không có nghiên cứu nào khuyên nên loại bỏ caffeine khi mang thai, vì không gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi. Nhưng khi mang thai, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức uống gây ức chế thần kinh. Bởi những thứ mẹ đưa vào cơ thể, con cũng sẽ hấp thụ.

Bạn nên làm gì?

Tốt hơn bạn nên lên biểu đồ dinh dưỡng và hạn chế uống cà phê.