Bắt đầu Mật nghị Hồng y: Thế giới hướng về Vatican và bí mật đằng sau nghi thức "định mệnh" của Tân Giáo hoàng

Việc lựa chọn tên của một giáo hoàng không phải là một quyết định ngẫu nhiên hay chỉ đơn thuần là nghi thức. Nó là một tuyên ngôn sâu sắc, một dấu hiệu đầu tiên về hướng đi mà ngài muốn dẫn dắt Giáo hội Công giáo, phản ánh những giá trị, truyền thống và tầm nhìn mà ngài sẽ theo đuổi.

Ngày 7/5, Mật nghị Hồng y chính thức bắt đầu để tìm ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis. Suốt nhiều thế kỷ qua, không có giáo hoàng nào được bầu vào ngày đầu tiên của mật nghị. Vì vậy, việc bỏ phiếu có thể kéo dài vài ngày trước khi một trong những hồng y của giáo hội nhận được 2/3 số phiếu cần thiết để trở thành giáo hoàng thứ 267.

Bên cạnh quy trình đầy bí ẩn để chọn ra người sẽ trở thành lãnh tụ tinh thần của hơn 1,3 triệu tín đồ Công giáo, việc giáo hoàng mới sẽ chọn danh hiệu nào để lãnh đạo dưới thời đại của mình cũng thu hút sự quan tâm của các tín đồ.

Bắt đầu Mật nghị Hồng y: Thế giới hướng về Vatican và bí mật đằng sau nghi thức

Ngày 7/5, Mật nghị Hồng y bầu chọn giáo hoàng mới đã chính thức bắt đầu.

“Giấy khai sinh” cho triều đại của mình

Trong hơn 700 năm Mật nghị Hồng y nói riêng cũng như trong lịch sử hàng nghìn năm của Công giáo, truyền thống đổi tên của các giáo hoàng đã trở thành một phần không thể tách rời của nghi thức bầu giáo hoàng. Khi một hồng y được các đồng nghiệp trong Mật nghị Hồng y bầu chọn làm người kế vị Thánh Phêrô, ông gần như chắc chắn sẽ từ bỏ tên khai sinh của mình để chọn một danh hiệu mới.

Quy trình chọn tên Giáo hoàng được quy định trongTông hiến Universi Dominici Gregis (1996), một văn kiện chính thức của Vatican, nhưng chính sự linh thiêng và tính cá nhân của khoảnh khắc này khiến nó trở nên huyền bí. Sau khi một Hồng y đạt được ít nhất 2/3 số phiếu trong Mật nghị, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng tiến đến và đặt ra hai câu hỏi trọng đại:

“Acceptasne electionem de te canonice factam in Summum Pontificem?” -Ngài có chấp nhận việc bầu chọn theo giáo luật làm giáo hoàng không?

Nếu câu trả lời là“có”(accepto), câu hỏi tiếp theo vang lên:“Quo nomine vis vocari?” - Ngài muốn được gọi bằng tên gì?

Bắt đầu Mật nghị Hồng y: Thế giới hướng về Vatican và bí mật đằng sau nghi thức

1,3 triệu tín đồ chờ đợi làn khói trắng từ nóc Nhà nguyện Sistine.

    Khoảnh khắc này diễn ra trong sự tĩnh lặng, chỉ có các Hồng y chứng kiến.Tân Giáo hoàng, thường là một người từng sống cuộc đời khiêm nhường trong vai trò linh mục hoặc giám mục, giờ đây đứng trước ngưỡng cửa của một sứ vụ toàn cầu. Tên mà ngài chọn sẽ không chỉ là danh xưng, mà còn là “giấy khai sinh” cho triều đại của mình, một tuyên ngôn thầm lặng về tầm nhìn, sứ mệnh, và sự kết nối với lịch sử Giáo hội.

    Không có quy định nào bắt buộcTân Giáo hoàngphải chọn một tên cụ thể.Tân Giáo hoàngcó toàn quyền tự do chọn tên gọi cho mình. Không có quy định bắt buộc nào về việc tên phải thuộc danh sách cụ thể hay theo một mẫu nhất định.

    Tuy nhiên, theo truyền thống, các giáo hoàng thường chọn tên dựa trên: Tên của các thánh, đặc biệt là các tông đồ hoặc các vị giáo hoàng tiền nhiệm có ảnh hưởng lớn (ví dụ: Gioan, Phaolô, Grêgôriô, Bênêđictô). Tôn vinh một vị giáo hoàng trước đó hoặc thể hiện sự tiếp nối sứ vụ (ví dụ: Đức Gioan Phaolô II chọn tên để tôn vinh người tiền nhiệm Gioan Phaolô I). Cảm hứng thiêng liêng hoặc ý nghĩa cá nhân (ví dụ: Đức Phanxicô chọn tên để vinh danh Thánh Phanxicô Assisi, biểu tượng của sự khiêm nhường và quan tâm đến người nghèo).

    Việc thay tên rửa tội bằng một tên giáo hoàng mới bắt nguồn từ thời kỳ đầu của Kitô giáo, dựa trên việc Chúa Giêsu đổi tên một tông đồ của ngài là Simon thành Phêrô (nghĩa là “Đá”, biểu tượng của nền tảng Giáo hội). Truyền thống này sau đó được tiếp nối ở thế kỷ X, khi Đức Giáo hoàng Gioan II (năm 532) đổi tên từ Mercurius vì cho rằng tên khai sinh trước đó không phù hợp. Từ đó, việc chọn một tên mới trở thành thông lệ, biểu thị sự “tái sinh” thiêng liêng và sứ vụ mới của vị giáo hoàng.

    Bắt đầu Mật nghị Hồng y: Thế giới hướng về Vatican và bí mật đằng sau nghi thức

    Tuy nhiên, một số giáo hoàng chọn tên chưa từng được sử dụng trước đó để đánh dấu sự độc đáo hoặc một định hướng mới. Ví dụ, Đức Phanxicô (tên thật: Jorge Bergoglio) là giáo hoàng đầu tiên chọn tên này, lấy cảm hứng từ Thánh Phanxicô Assisi.

    Nhưng đằng sau truyền thống hàng nghìn năm ấy cũng ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Điều gì dẫn dắt quyết định của ngài? Là một linh hứng thiêng liêng từ Chúa Thánh Thần, một ký ức cá nhân, hay một tham chiếu đến lịch sử Giáo hội?

    Bí ẩn này còn nằm ở chỗ, không một ai, kể cả các Hồng y trong Mật nghị, biết trước tên màTân Giáo hoàngsẽ chọn. Một số giáo hoàng chia sẻ rằng quyết định đến như một linh hứng bất ngờ, thậm chí có thể ngay trong khoảnh khắc ngài chấp nhận vai trò giáo hoàng, như thể được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình.

    Nhưng dù danh hiệu màTân Giáo hoàng lựa chọn là gì đó đều là kết quả của một quá trình suy tư sâu sắc về triều đại mà ngài sẽ lãnh đạo.

    Nomen est omen – Tên là điềm báo

    Việc đổi tên rửa tội thành một tên giáo hoàng mới mang một ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc. Mỗi tên giáo hoàng là một thông điệp, một câu chuyện được mã hóa trong lịch sử và đức tin. Nghi thức chọn tên không chỉ phản ánh cá nhân Tân Giáo hoàng, mà còn gửi đi tín hiệu về triều đại của ngài.

    Như Đức Giáo hoàng Phanxicô. Năm 2013 khi trở thành giáo hoàng, ngài là trường hợp đầu tiên chọn một danh hiệu hoàn toàn mới - Phanxicô. Danh hiêu này được ngài lấy cảm hứng từ Thánh Phanxicô Assisi, biểu tượng của sự khiêm nhường và quan tâm đến người nghèo, mở ra một triều đại nhấn mạnh cải tổ và đơn sơ.

    Đức Bênêđictô XVI (2005–2013), cái tên này là sự kết nối với Thánh Bênêđictô, người bảo vệ văn hóa Kitô giáo, và Đức Bênêđictô XV, vị giáo hoàng hòa bình, phản ánh tầm nhìn bảo vệ đức tin trong thời đại hiện đại.

    Đức Gioan Phaolô II (1978–2005), cái tên nhằm tôn vinh người tiền nhiệm Gioan Phaolô I, tên này thể hiện sự tiếp nối sứ vụ hòa giải và đối thoại toàn cầu.

    Hiện tại, có 83 cái tên đã được các giáo hoàng tiền nhiệm sử dụng, tạo thành một danh sách phong phú với những cái tên quen thuộc như John (được sử dụng 23 lần), Gregory (16 lần), Benedict (16 lần), Clement (14 lần), Innocent (13 lần), Leo (13 lần) và Pius (12 lần).

    Giờ đây, khi làn khói trắng lại chuẩn bị bốc lên trên nóc Nhà nguyện Sistine, 1,3 triệu tín đồ sẽ chứng kiến một Đức Phanxicô II, một Đức Benedict XVII, một Đức John XXIV hay một cái tên hoàn toàn mới? Và trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, khi tên của vị Giáo hoàng mới được công bố, cả thế giới sẽ lắng nghe, bởi vì Nomen est omen – Tên là điềm báo.

    Tổng hợp