Theo luật sư Quynh, nếu đúng như cháu L mặc áo màu đỏ trước khi lên xe thì cần làm rõ xem ai là người thay áo màu trắng cho cháu.
Xung quanh xôn xao vụ bé trai тử vσหg trên xe đưa đón, sáng ngày 11/8, trao đổi với báo Đất Việt, luật sư Nguyễn Văn Quynh (thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc này cần phải làm rõ xem thời điểm cháu L.H.L (6 tuổi, học trường quốc tế Gateway) тử vσหg ở thời gian nào.
“Tất cả lời khai của người đưa đón học sinh, lái xe và những người liên quan đến vụ việc phải phù hợp với chứng cứ khác, nếu còn mâu thuẫn thì vẫn phải làm rõ để các tình tiết trong vụ việc được khớp”, luật sư Quynh cho biết.
Theo luật sư Quynh, ở vụ việc này, chi tiết chiếc áo mặc trên người cháu bé rất quan trọng. Trước hết cần điều tra xem có đúng cháu mặc chiếc áo màu đỏ khi lên xe đưa đón của nhà trường không.
Quy trình đưa đón, quản lý học sinh ở Trường Gateway còn lỏng lẻo Ảnh: NLĐ
“Chi tiết về thay đổi màu áo trên người nạn nhân từ khi lên xe đến lúc phát hiện cháu тử vσหg là cực kỳ quan trọng. Tại sao cháu lại mặc 2 chiếc áo khác nhau? Ai là người thay áo cho cháu?
Những chi tiết này cần làm rõ để xem có sự tác động nào từ bên ngoài không, nguyên nhân, động cơ mục đích khi thay đổi áo của cháu là gì? Hiện nay, cũng cần xem chiếc áo màu đỏ đâu, trên chiếc áo có dấu vết gì không?”, luật sư Quynh phân tích thêm.
Cũng chia sẻ về việc này, cùng ngày, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Văn phòng luật sư Đức Thịnh, TP Hà Nội) cho rằng, ở vụ việc này cần làm rõ trách nhiệm của người đưa đón cháu bé, lái xe và các cô giáo phụ trách lớp cháu L đang học.
Luật sư Tiến cho rằng: “Vụ án đã được khởi tố nhưng còn bị can thì cần khởi tố ai? Trong vụ việc này, tôi thấy người có trách nhiệm chính là người đưa đón cháu bé và người lái xe, ngoài ra là các cô giáo có liên quan.
Các cô giáo nếu quan tâm đến cháu thì khi không thấy cháu đến lớp thì phải gọi điện về nhà hoặc hỏi lại người đưa đón là tại sao cháu không đi học? Còn người đưa đón thì rất cẩu thả khi trong lời khai bà ta nói có nhìn lại xe quanh một lượt mà không thấy ai nên mới đóng cửa.
Lẽ ra bà này phải đi từ đầu xe đến cuối xe, nếu thấy thiếu người thì còn phải nhìn xuống gầm ghế xem các cháu có bị rơi, ngã hay đang làm gì ở đâu đó trong xe chứ chưa nói đến việc bà có đếm lại số cháu lên xe và xuống xe xem có đủ không.
Còn người lái xe không những chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi chạy trên đường mà khi các cháu xuống cũng cần kiểm tra xem tình trạng xe có vấn đề gì không?”.
Cũng theo luật sư Tiến, do vụ việc này còn nhiều thông tin chưa khớp trong khi chưa có kết quả giám định nguyên nhân khiến cháu L тử vσหg nên vẫn cần đợi cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Trước đó, khoảng 16h ngày 6/8, bố mẹ cháu L nhận được tin báo của giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo trường quốc tế Gateway về việc không thấy cháu đâu. Khi đến trường, vợ chồng anh Sơn nhận được những câu trả lời quanh co của giáo viên: “Hôm nay bé không đến lớp”; “Không biết bé đi đâu”…
Sau nhiều lần gặng hỏi, nhà trường mới thừa nhận bé L đã bị bỏ quên trên xe ô tô, và hiện bé đang được đưa vào bệnh viện E cấp cứu, nhưng khi vợ chồng anh Sơn vào đến nơi thì bé L đã тử vσหg.
Bà Nguyễn Bích Quy (55 tuổi), người đưa đón cháu L cùng 13 học sinh đến trường đã nhận có trách nhiệm trong cái cнếт của cháu L.
Quy chia sẻ với báo chí về sự việc.
“Tôi và người lái xe đã sơ suất không kiểm tra kỹ lần cuối trước khi rời xe nên phần lớn trách nhiệm này thuộc về tôi. Nhưng nếu như sau khi tài xế đưa học sinh đến trường rồi kiểm tra lại xe thì đã không để xảy ra sự đau buồn này”, bà Quy nhìn nhận.
Ngoài ra, theo bà Quy, nhà trường cũng tắc trách khi có học sinh vắng mà không thông báo cho phụ huynh hoặc người đưa đón.
Bà Quy cũng không hiểu lý do tại sao buổi sáng L đi học mặc áo màu đỏ đồng phục của trường, nhưng khi phát hiện bất tỉnh lại mặc áo trắng.
Được biết, nguyên nhân cái cнếт của L và trách nhiệm thuộc về ai hiện chưa được công bố sau 4 ngày điều tra.