Biên tập viên Vinland Saga gây tranh cãi với quan điểm về việc đọc manga lậu

Biên tập viên của Vinland Saga là ông Akira Kanai gây tranh cãi khi cho rằng việc đọc manga lậu là chấp nhận được nếu nó giúp manga tiếp cận được nhiều độc giả hơn. 

Ngành công nghiệp manga đang đối mặt với thách thức lớn: nạn in lậu, ngay cả khi nó đang phát triển toàn cầu.  Các bộ truyện tranh nổi tiếng như Vinland Saga, Jujutsu Kaisen và One Piece đều bị ảnh hưởng bởi việc phân phối bất hợp pháp trên các nền tảng khác nhau.

Biên tập viên Vinland Saga gây tranh cãi với quan điểm về việc đọc manga lậu

Điều này gây ra vấn đề nghiêm trọng cho cả tác giả, biên tập viên và nhà xuất bản. Họ không chỉ bị tước đi thu nhập chính đáng, nó còn hạ thấp giá trị công sức và sự cống hiến của các nhà sáng tạo.

Với cách nghĩ khá là gây tranh cãi, biên tập viên của Vinland Saga là ông Akira Kanai, lại có quan điểm khác biệt so với lập trường chung của trong việc chống vi phạm bản quyền. Ông Kanai tin rằng ưu tiên hàng đầu trong ngành là việc manga được đọc, bất kể nguồn nào.

Ông thừa nhận rằng việc vi phạm bản quyền gây thiệt hại về tài chính cho ngành, nhưng việc manga tiếp cận được khán giả toàn cầu lại là điều cần được ưu tiên và đánh giá là quan trọng hơn, đặc biệt khi thị trường nội địa Nhật Bản có phần thu hẹp lại trong khi thị trường toàn cầu lại ngày càng mở rộng.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Kanai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp manga vươn tầm quốc tế. Ông cho rằng thị trường toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào các bản sao lậu, điều này đặt ra một tình huống khó xử: tốt hơn là độc giả nên hỗ trợ tài chính cho tác giả, nhưng nếu bản lậu dễ tiếp cận hơn bản chính thức thì ông cho rằng việc đọc chúng hiện tại không sao cả.

Ông Kanai khẳng định rằng việc đưa manga tiếp cận đến được với độc giả là điều quan trọng nhất cho sự phát triển của ngành. Ông hy vọng vào một cộng đồng manga toàn cầu sôi động, nơi các tác giả từ khắp nơi trên thế giới đều có thể dễ dàng tham gia.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng sự phát triển này không nên đánh đổi bằng thị trường nội địa Nhật Bản, nhấn mạnh sự cần thiết phải có chính sách thích đáng giúp cân bằng giữa các thị trường .

Cuối cùng, quan điểm của ông Kanai ủng hộ toàn cầu hóa manga nhưng không phải đánh đổi việc lợi dụng sức lao động của tác giả và các nhà xuất bản Nhật Bản. Ông ủng hộ việc độc giả đọc manga một cách hợp pháp nhưng cũng nhận thức được thực tế hiện tại về động lực mở rộng toàn cầu của ngành.

Quan điểm của ông Kanai đặt ra một vấn đề phức tạp và gây tranh cãi trong ngành công nghiệp manga. Việc cân bằng giữa việc tiếp cận manga rộng rãi và bảo vệ quyền lợi của tác giả là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành.