Bóng đè là gì và tại sao chúng ta lại hay bị bóng đè khi ngủ?

Bạn tỉnh dậy vào giữa đêm và cố gắng chuyển mình nhưng cơ thể bạn không nhúc nhích. Bạn nghĩ rằng đó là một giấc mơ, nhưng rõ ràng bản thân nhận thức được. Bạn cố gắng kêu cứu nhưng không thể phát ra âm thanh. Vì vậy, bạn nằm im trên giường và có cảm giác như bị “điểm huyệt” và không thể làm gì được.

Và người ta thường gọi đây là chứng bóng đè. Mặc dù là một hiện tượng không quá phổ biến và nhiều người biết đến nhưng thực chất có đến 7,6% số người từng trải qua ít nhất một lần trong đời.

Và bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về hiện tượng nghe có vẻ tâm linh này:

Bóng đè là gì?

Bóng đè là tình trạng một người hoàn toàn có ý thức nhưng không thể nói hay cử động. Hiện tượng này thường xảy ra vào một trong 2 quá trình chuyển đổi: khi đang ngủ hoặc khi tỉnh giấc. Khi bị bóng đè, bạn sẽ trải qua cảm giác tê liệt và nặng nề, giống như ai đó hoặc vật gì đó rất nặng đang đè lên người. Và triệu chứng này cũng thường đi kèm với ảo giác, khiến tình hình trở nên đáng sợ hơn nhiều.

Bạn mất kiểm soát đối với cơ thể của mình.

Dù bạn có cố gắng đến đâu, nếu bị bóng đè, bạn hầu như bất lực và không có cách nào đánh thức cơ thể của mình. Nhưng vẫn có một số người có thể cử động ngón tay hoặc ngón chân, và tỉnh dậy. Mọi người thường mô tả trạng thái này như một “trải nghiệm thoát xác”. Và tình trạng bóng đè có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút .

Bạn gặp ác mộng và ảo giác.

Các triệu chứng chính khi bị bóng đè bao gồm ảo giác và ác mộng. Tuy nhiên, những trải nghiệm này rất khác với những giấc mơ hay ác mộng bạn gặp khi ngủ. Trên thực tế, những “ảo giác” này diễn ra khi tâm trí bạn tỉnh táo, và bạn cảm thấy hoàn sáng suốt. Điều này khiến tình hình trở nên đáng lo ngại gấp đôi.

Khi bị tê liệt, mọi người thường có xu hướng nhìn thấy những hình bóng mờ ảo và nghe thấy những tiếng động ma quái. Đôi khi bạn sẽ trải qua cảm giác bị lôi ra khỏi giường, bay lơ lửng hoặc những dòng điện chạy khắp cơ thể. Sự tuyệt vọng cũng xuất hiện, khiến chúng ta bắt đầu mất kiểm soát và hoảng sợ. Và chúng ta càng lo lắng hơn khi không thể la hét hay cử động.

Hiện tượng này đã xuất hiện từ cách đây rất lâu

Chứng bóng đè đã xuất hiện từ thời cổ đại. Có rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết từ khắp nơi trên thế giới mô tả về những hiện tượng đó rất giống với tình trạng bóng đè. Mọi người chủ yếu coi đây là một tà thuật của ma quỷ - hoặc thậm chí là vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh.

Một ví dụ quan trọng liên quan đến chứng Bóng đè là bức tranh thời Phục hưng của họa sĩ người Thụy Sĩ Henry Fuseli. Trong đó, một con quỷ được thể hiện đang ngồi trên ngực của một người phụ nữ bị bóng đè, tượng trưng cho cảm giác áp lực đè nặng.

Tại sao chúng ta bị bóng đè?

Khi ngủ, cơ thể chúng ta bước vào và thoát ra khỏi giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh). Não bộ sẽ gửi lệnh đến các cơ để thư giãn và chúng ta đi vào trạng thái mất trương lực. Đây là trạng thái cần thiết để hạn chế các chuyển động thể chất của chúng ta để chúng ta không rơi vào trạng thái mộng du khi ngủ. Và tình trạng bóng đè xảy ra khi cơ thể chúng ta gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi đó. Chúng ta tỉnh táo, nhưng cơ bắp không thể thoát khỏi tình trạng mất trương lực cơ.

Có một vài cách giải thích liên quan đến các ảo giác. Một trong số những lý giải khả quan nhất là bởi phần não chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi và cảm xúc của chúng ta hoạt động rất tích cực trong giai đoạn REM. Nó hoạt động, ngay cả khi xung quanh ta không có dấu hiệu của sự nguy hiểm. Vì vậy, bộ não của chúng ta tự tưởng tượng và tạo ra những bóng đen và âm thanh đáng sợ cho phù hợp với hoàn cảnh.

Các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng bóng đè.

Tình trạng bóng đè là là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe. Nhưng các nhà khoa học đã xác định một số trường hợp có nguy cơ bị bóng đè cao hơn những người khác, bao gồm:

Ngủ không ngon giấc, bao gồm các loại: ngủ không ngon giấc và những người mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau (như mất ngủ, chứng ngủ gà gật và thiếu ngủ). Người ta cũng lưu ý tình trạng bóng đè thường gặp ở những người làm việc theo ca.

Ngủ ở tư thế nằm ngửa: Điều đáng ngạc nhiên là người ta phát hiện ra nằm ngửa khi ngủ là một yếu tố dễ nhận thấy nhất có thể gây ra chứng bóng đè. Tư thế này khiến người ngủ dễ bị tổn thương hơn do tăng áp lực lên phổi và đường hô hấp.

Di truyền học:  Chứng bóng đè cũng do di truyền

Các vấn đề về tinh thần: Người ta vẫn chưa tìm ra bằng chứng rõ rệt giữa chứng bóng đè và các vấn đề tâm lý, nhưng các số liệu thống kê cho thấy những người bị chấn thương, rối loạn căng thẳng sau trấn thương và người mắc các chứng lo âu có xu hướng bị bóng đè.

Làm thế nào để đối phó với tình trạng này?

Không thể phủ nhận rằng bóng đè là một trải nghiệm khó chịu và đáng lo ngại, nhưng không thực sự mang lại bất kỳ nguy hiểm nào vì không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho cơ thể. Và, thực tế là hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào để đối phó với chứng bóng đè. Nhưng về mặt y khoa, các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng thói quen ngủ lành mạnh hơn. Ví dụ:

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Không sử dụng caffein hoặc các chất kích thích trước khi đi ngủ.

Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ.

Không để đồ điện tử trong phòng ngủ.

Nhưng điều quan trọng nhất là hãy bình tĩnh và chờ trải nghiệm khó chịu này tự kết thúc.

MỤC LỤC [Hiện]