Checkin-holic: Miến Điện huyền bí – Hành trình nghìn dặm - Sơn Bùi

Đây là chuyến đi đến một đất nước cổ kính với hàng vạn ngôi chùa, đền và tu viện cùng những truyền thuyết vô cùng huyền bí. Xuyên suốt chuyến đi chúng tôi có cơ hội khám phá nhiều vùng đất hoang sơ, cổ kính, nét đẹp giản dị và thanh bình về phong cảnh và con người nơi đây. Thấy được sự bảo tồn theo thời gian về bề dày lịch sử các di tích và tính truyền thống văn hóa dân tộc nơi đây.

It was an great chance for us to explore mysterious Myanmar with thousands of pagodas, temples and monasteries. Throughout the journey, we’d got to experience conversational beauty, ancient and peaceful landscapes and hospitality from the local people. It was really nice to observe historical value of relic sites and traditional culture from Burmese.

“Choose the truthful way to enrich the life”

Ngày 1: Ho Chi Minh – Bangkok – Yangon

Cả nhóm vội vã làm thủ tục check - in sau khi kết thúc công việc tại công ty và cũng tranh thủ đặt luôn chuyến bay nội địa tại Myanmar. Sau nhiều giờ chờ bay và chờ đợi tại sân bay trung chuyển ở Bangkok đến Yangon trời cũng đã về chiều, khách sạn chúng tôi ở cũng khá gần sân bay. Khu vực này khá hoang vắng giống như vùng ngoại ô ở Việt Nam mặc dù cách đó không xa là khu downtown nhộn nhịp. Cả nhóm dùng cơm tối tại khách sạn do không kiếm được quán ăn nào gần đó.  

Ngày 2: Yangon - Bagan  

Trong khi một vài em trong nhóm đam mê “bơi lội” tại khách sạn như chưa từng được “bơi” tại Việt nam. Tôi và một vài thành viên tranh thủ tham quan ngôi chùa Shwe Dagon là ngôi chùa linh thiêng nhất tại Miến Điện, ngôi chùa có niên đại trên 2600 tuổi và hiện là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca. Kiến trúc ngôi chùa cũng khá đặc biệt với chiều cao khoảng 100 mét cùng khối lượng vàng lên đến 500 kg, phần chóp được đính với 5,448 viên kim cương and 2,317 rubby. Không khí trong chùa vào buổi sáng rất thanh tịnh, rất nhiều người hành hương đến đây tận hưởng không khí thanh bình nơi đây.

Chúng tôi cũng gặp nhiều đoàn lễ cúng cho những đứa trẻ vào tu ở chùa, thời gian tu hành tối thiểu trong chùa ít nhất một tuần có thể kéo dài đến vài tháng hoặc hơn nữa. Ngoài không khí chùa chiền, điều đặc biệt ở đây là những người đàn ông đống khố trông có vẻ không thoải mái ngoài ra người dân ở đây từ trẻ đến già bôi lên mặt thứ bột gì đó mà chúng tôi không rõ lắm. Hỏi anh tài xế được biết đây là thứ bột được từ cây thảo dược địa phương rất phổ biến ở Myanmar và chúng tôi chợt nghĩ sẽ tìm hiểu công dụng của loại thảo dược này để dùng thử. Sau một lúc thăm và cúng viếng tại đây chúng tôi quay lại khách sạn và ra sân bay cho hành trình đến Bagan.

Không đặt được vé xe bus, nên chúng tôi đã chọn hãng bay Golden Myanmar đi tuyến từ Yangon đến Bagan vào lúc 10.30 am. Nhưng chuyến bay cũng bị hoãn gần nửa tiếng so với thời gian dự kiến, khi máy bay đã đạt đến độ cao yêu cầu và di chuyển khoảng hơn 15 phút thì tổ bay lại thông báo do trục trặc kỹ thuật nên phải quay về phi trường Yangon. Nghe xong tới đây cả nhóm đã cảm thấy rụng rời và mọi người đều cảm nhận rung lắc liên tục khi máy bay bắt đầu giảm dần độ cao cho việc hạ cánh. Đây đúng là liều thuốc thử quá mạnh nhóm ngay trong ngày đầu tiên, chỉ khi máy bay tiếp đất an toàn và dừng hẳn thì mọi người mới thở phào nhẹ nhỏm.

Khi vào lại phòng chờ phi trường thì thấy thông báo trì hoãn chuyến bay liên tục do việc khắc phục kỹ thuật chưa hoàn tất. Trong lúc cả nhóm đang tranh thủ chợp mắt cho buổi trưa thì tổ điều hành bay tại mặt đất của hãng đến phụ vụ phần cơm trưa cho tất cả hành khách . Sau khi dùng xong buổi trưa và ít phút nghỉ ngơi, cả nhóm tụ tập lại “sát phạt” ghi điểm cho những chầu ăn uống tiếp theo. Đợi mãi không thấy thông báo cập nhật giờ bay, đúng lúc này nhân viên hãng xuất hiện với những vé máy bay khác và yêu cầu đổi lại vé trước đó.

Chúng tôi được chuyển qua một hãng khác do sự cố máy bay không thể khắc phục trong thời gian sớm nhất. Sau khoảng một giờ bay theo đúng lộ trình mà chúng tôi nghĩ giống hãng trước đó, máy bay hạ cánh xuống phi trường và nhóm chúng tôi cũng bước ra khỏi máy bay cùng một vài hành khách khác. Khi đi loanh hoanh được vài bước thì mới phát hiện đây là phi trường trung gian, hãng bay này dừng để trả và đón khách. Cả nhóm lật đật quay lại máy bay, cô tiếp viên có vẻ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi trở lại vì đã chào tạm biệt rồi… Nhưng biết điểm đến của chúng tôi là sân bay kế tiếp thì hai bên cũng chỉ nhìn nhau cười…  

Do hoãn thời gian bay và đi trên máy bay trung chuyển, chúng tôi đến sân bay Yangon vào khoảng 4 giờ chiều. Sân bay này nhìn còn khá hoang sơ và trông giống như một sân bay quân sự, tầng suất trung chuyển ở sân bay này không cao. Ra gần đến cổng ngoài của sân bay, thì mỗi du khách nước ngoài được yêu cầu đóng 20 USD để tham quan tất cả các địa điểm tại khu vực Bagan, đây là mức phí mà chính phủ thu để duy trì và bảo dưỡng các địa điểm lịch sử tại nơi đây.

Cả nhóm thương lượng với một chiếc taxi dạng trung để di chuyển về nhà nghỉ cách sân bay không xa với chi phí khoảng 8 USD. Mức phí này tương đối cao với khoảng cách thực tế, hơn nữa chiếc xe taxi này lại cũ kỹ không điều hòa nhưng không còn sự lựa chọn nào khác vì khu vực này khá vắng. Về đến nhà nghỉ, sau khi sắp xếp xong đồ đạc thì việc kế tiếp là đặt xe cho chuyến đi sớm đến khu vực đỉnh núi Popa và đi thành phố Mandalay vào ngày thứ tư của hành trình. Do hệ thống đặt vé trên mạng luôn có vấn đề, nên du khách chủ yếu đặt tại khu vực tiếp tân các nhà nghỉ, khách sạn hoặc tại các bến xe.

Quay lại với hành trình cho ngày mai, người tiếp tân tư vấn chúng tôi nên đi vào sáng sớm mới kịp ngắm bình minh trên đỉnh núi và đủ thời gian tham quan hết địa điểm khu vực Old Bagan. Sau khi cân nhắc quảng đường di chuyển và số địa điểm tham quan cả nhóm quyết định thuê một chiếc taxi lớn cho cả ngày tham quan với giá gần 65 USD, đây là cách di chuyển tối ưu cho nhóm từ ba người trở lên khi đoạn đường di chuyển khá dài và thời tiết oi bức tại Myanmar.   

Tranh thủ khoảng thời gian ngắn trong lúc cuối giờ chiều chúng tôi đi dạo đến ngôi chùa Shwe zi gone cách đó không xa gần khu vực Bagan. Ngôi chùa này được xây dựng hoàn tất năm 1102 dưới triều đại Pagan, nơi linh thiêng này hiện đang thờ phụng xá lợi xương và răng Đức Phật Gautama. Hoàng hôn buông xuống chiếu lên phần đỉnh bằng vàng của ngôi chùa khá đẹp, nhiều người dân địa phương và các phật tử trong chùa tranh thủ ghi lại khoảnh khắc này. Nhóm chúng tôi cũng chụp được khá nhiếu ảnh lưu niệm tại đây, trước khi rời khỏi chùa cả nhóm cùng dừng lại mua sắm gần khu vực cổng chùa. Tại đây chúng tôi tìm thấy thứ thảo dược mà hầu hất người dân Miến Điện dùng để chống lại cái nắng gắt nơi đây cũng như dùng để dưỡng da, tôi và các thành viên được một Bác bán hàng chỉ cho xem cách làm và dùng thử. Thật ngạc nhiên khi cảm giác mát và thơm từ loại bột thảo dược này khi bôi lên da. Thế là cả nhóm quyết định mua về dùng và chúng tôi luôn bôi lớp bột thảo dược này khi bắt đầu các cuộc hành trình.

Ngày 3: Old Bagan - Popa Mountain – Old Bagan

Theo đúng lịch trình chúng tôi xuất phát vào lúc 4. 30 am nhưng anh tài xế Thiat đã có mặt tại nhà nghỉ lúc 4.15 đợi nhóm chúng tôi, lúc này trời còn tối nên cũng chẳng thấy rõ anh tài xế. Sắp xếp tất cả đồ đạc trên xe và khởi hành chuyến đi đến đỉnh núi Popa, cả nhóm tranh thủ chợp mắt do còn khá sớm vào buổi sáng. Hơn một giờ đồng hồ di chuyển, chúng tôi đến lưng chừng núi nơi nổi tiếng với các đền linh thiêng dọc theo đường lên đỉnh núi, và nhiều người chọn địa điểm nơi đây để hành hương.

Cả nhóm bắt đầu hành trình lên đỉnh núi bằng chân đất do trên đất nước Miến Điện khi đặt chân vào địa phận bất cứ ngôi chùa, đền đài hoặc tu viện đều không được mang giày, dép và tất. Do còn sớm nên ngôi chùa còn vắng vẻ nhưng ở đây bị đàn khỉ rất đông và náo động phá tan không khí tĩnh lặng trên đường lên đỉnh chùa. Qua tìm hiểu trước thông tin, nên cả nhóm cũng chuẩn bị trước tinh thần cho việc leo đến gần 800 bậc thang để đến lên được phía trên đỉnh. Mặc dù vậy đây thực sự là thách thức với những cái bụng đói meo và phải luôn cảnh giác với bầy khỉ luôn sẵn sàng giật túi đồ ăn của chúng tôi bất cứ lúc nào.

Sau một buổi “tập thể dục buổi sáng cường độ cao này” cả nhóm cũng đã leo lên tới đỉnh vào khoảng 6.00 sáng, lúc này những người gác chùa vẫn đang ngủ. Nhưng chúng tôi cũng đánh thức họ dậy và xin được vào phần bên kia của ngôi chùa để có thể được cảnh bình mình và cảnh quan phía bên dưới. Đứng từ phía trên đỉnh núi và quan sát thành phố cổ xưa từ sáng sớm đến lúc mặt trời mọc quả là tuyệt vời. Không khí mờ ảo bao quanh cả một vùng hoang sơ rộng lớn và dần hiện ra rõ nét hơn khi ánh mặt trời lên cao dần. Đứng từ đỉnh núi Popa, có cái nhìn bao quát nhất khu vực bên dưới và thành phố cổ xưa Bagan, đây là lý do chính chúng tôi chọn địa điểm này trước khi đến thăm các đền đài trong khu vực Old Bagan.

Khoảng hơn một giờ tận hưởng cảnh bình minh và cúng viếng trên ngồi chùa ở đỉnh núi, chúng tôi cũng tranh thủ chụp vài bức hình lưu niệm cùng các nhà sư nơi đây trước khi xuống núi. Trên đường xuống núi, nhóm bắt gặp những người lau dọn vệ sinh các bậc thang và tùy lòng hảo tâm những người hành hương có thể cho những khoảng khác nhau. Mặt trời lên cao và không khí bắt đầu nóng lên, dòng người hành hương đến đây cũng đông dần. May mắn là chúng tôi bắt đầu hành trình từ sáng sớm tinh mơ nên tránh được sự đông đúc nơi đây.

Ra khỏi khu vực chùa, cả nhóm tranh thủ ăn sáng và đi dạo mua sắm tại thị trấn nhỏ phía dưới chùa trước khi quay lại xe về Old Bagan. Sau hơn một giờ trên xe đến địa phận Bagan, một anh tài xế khác tên Chit chịu trách nhiệm chở và hướng dẫn chúng tôi trong khu vực này. Với vốn tiếng Anh lưu loát, Chit giới thiệu cho chúng tôi về vùng đất cổ kính và đầy những truyền thuyết Old Bagan.    

Đây có thể xem là một trải nghiệm đáng nhớ trên vùng đất thần thoại với nét đẹp hoang sơ hiện lưu giữ hơn 2000 các đền đài và chùa chiền. Bagan từng là thủ đô về chính trị, kinh tế và cái nôi của văn hóa dưới sự trị vì của đế chế Pagan thời kỳ đỉnh cao từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Đây cũng là nôi của phật giáo trong với hơn 10,000 đền đài, chùa và tu viện vào thời điểm đó. Phần lớn sự mất sụp đổ của các di tích nơi đây là do động đất và quá trình xâm lược của quân đội Mông Cổ vào thời điểm đó.

Trở lại với hành trình trên vùng đất thiêng liêng này, nhóm chúng tôi đi viếng thăm khoảng hơn một chục đền đài và chùa lớn nơi đây.  Trong số đó phải kể đến điểm được biết đến nhiều nhất như sau: Htilominlo – Shwegugyi – Thatbyinyu – Ananda Temple – Aye Yar River View – Dhammayangyi – Shwe San Daw Pagoda. Thời tiết vào thời điểm này ở Miến Điện khá nóng đặc biệt là tại vùng đất hoang sơ này. Khi đi khoảng gần phân nửa số điểm tham quan, cả nhóm vào quán ăn chay khá nổi tiếng ở khu vực này tên The Moon. Các món ăn ở đây khá ngon và không khí cũng mát mẻ, chúng tôi chợp mắt sau buổi trưa hơi muộn lấy lại sức cho phần còn lại của chuyến hành trình trong ngày.

Trước khi thăm các địa điểm còn lại, cả nhóm được anh Chit giới thiệu điểm tham quan nhìn ra dòng sông Ayeyarwaddy River dòng sông lớn nhất kéo dài từ Bắc đến Nam xuyên suốt đất nước Miến Điện. Đây là địa điểm lý thưởng để tận hưởng không khí mát mẻ sông nước giữa cái nắng oi bức của vùng Bagan. Tiếp tục tham quan các đền chùa ở đây, có thể thấy rằng kiến trúc khá đặc sắc nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng như kiến trúc từ phía bên ngoài hay cách lấy ánh sáng từ phía bên ngoài giúp hiện rõ các tượng phật không cần dùng đến ánh đèn điện.  Trong suốt hành trình nghe kể về truyền thuyết Đức Phật nơi đây cũng khá thú vị.

Đến cuối giờ chiều, rất nhiều đoàn du khách tập trung tại ngôi chùa Shwe San Daw được xem là điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất trong khu vực Old Bagan, chúng tôi thấy nhiều nhóm du khách người Việt trong đó có cả những cụ lớn tuổi nhưng cùng dồi dào năng lượng chinh phục những  bậc thang cao vời vợi. Chúng tôi cũng phải khá mất sức vượt qua những tam cấp khi chọn được địa điểm đẹp để ngắm bình minh và thành phố cổ này từ trên đỉnh của ngôi chùa, quả thật đây là góc nhìn rất đẹp với cảnh trí thâm trầm huyền ảo của vùng đất đầy truyền thuyết này và nơi lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Tiếc là không thể thấy được trọn cảnh bình minh do khoảng mây khá dày đặc che khuất nhưng dù sao cả nhóm đã chụp lại được những khung hình đặc sắc và đầy sáng tạo.

Kết thúc ngày hành trình thứ hai trên đất nước Miến Điện, lên xe trở về cảm thấy lưu luyến với vùng đất Bagan huyền diệu này. Đây có thể là địa điểm đáng nhớ nhất trong chuyến đi của chúng tôi.

Ngày 4: Old Bagan – Mandalay

Đúng 5.00 sáng xe đón chúng tại nhà nghỉ và bắt đầu cuộc hành trình đến thành phố Mandalay, thành phố lớn thứ hai tại Miến Điện và là trung tâm về thương mại, giáo dục và trung tâm y tế của Thượng Miến Điện.

Chúng tôi đến trạm xe bus vào lúc 9.00 am và việc đầu tiên là đặt vé xe cho chặng kế tiếp. Sau một khoảng thời gian lùng xục tất cả các điểm bán vé mới đặt được sáu vé cho cả nhóm trên cùng một chuyến xe đến Inle Lake thuộc quận Taunggyi. Do mục đích viếng thăm chính của cả nhóm là ghé thăm thành phố hoàng gia Amarapura và ngắm hoàng hôn trên cây cầu gỗ U Bein được biết đến là cây cầu gỗ lâu đời và dài nhất trên thế giới với chiều dài tổng cộng 1.2 km. Để tận dụng khoảng thời gian trước khi hoàng hôn, chúng tôi thuê xe đi loanh quanh thành phố với những điểm tham quan khác nhau như chùa Su Taung Pyi trên khu đồi Mandalay. Với khung cảnh trên đồi cao có thể quan sát bao quát cả thành phố và thật sự là một địa điểm không thể thiếu trong cuộc viếng thăm đến thành phố này.

Và địa điểm kế tiếp Chùa Kuthodaw là một quần thể gồm những đền, hơn 700 tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu. Tại đây nhóm được một chú làm việc tại ngôi chùa này nhiệt tình hướng dẫn tham quan ngôi chùa, cách khắc chữ trên bia đá và những câu truyện cảm động quanh những lần tổ chức lễ hội tại đây.

Sau khi dùng một bữa trưa khá ngon miệng tại một quán ăn tại trung tâm thành phố, cả nhóm tiếp tục đến ngôi chùa Mahamuni. Khi bước đến khu vực sảnh chính cả nhóm thắc mắt thấy nhiều người đang quỳ lại một nhóm khác đang đứng rất sát với tượng phật và chà vật gì đó vào tượng, hỏi ra thì mới biết đây là nghi thức cúng dường bằng cách dát vàng mỏng lên tượng phật và làm cho tượng phật dày lên. Đây cũng là ngôi chùa điển hình tại Myanmar, phụ nữ chỉ ngồi hay đứng sau tượng phật với  một khoảng cách nhất định và không được phép chạm vào tượng phật.

Tham quan một vòng quanh ngôi chùa cũng đến lúc cuối giờ chiều, chúng tôi háo hức đến địa điểm chính là cây cầu gỗ U Bein. Sau khoảng 10 phút lái xe cả nhóm đã đến được khu vực thành phố hoàng gia Amarapura kế bên là cây cầu U Bein. Cả nhóm chỉ ngắm nhìn sơ qua khu vực cố đô Amarapura do vẫn còn đang trong giai đoạn trùng tu với thiết kế theo cung cách hoàng gia. Cách đó vài chục mét là cây cầu gỗ U Bein, theo như giới thiệu từ anh tài xế thì cây cầu này được làm từ gỗ dư thừa trong cung điện cổ xưa bỏ lại ở cố đô Amarapura và cho xây cầu khoảng năm 1850. Chúng tôi bắt đầu dạo từ phía đầu cầu bên phía cung điện hoàng gia và cũng tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc đầy háo hức này, vào thời điểm này khá nhiều lượt du khách dân địa phương tập trung đông đúc.

Lúc này tôi tranh thủ đi nhanh để đến hết phía bên kia cầu vì cùng đã gần đến cuối buổi hoàng hôn, khuất về phía cuối bên kia cầu là những ngôi chùa nhỏ với kiến trúc khá tương đồng với những ngôi chùa trước đó nên tôi chỉ nhìn từ phía bên ngoài và quay lại cây cầu gỗ để chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn. Càng về cuối giờ chiều khung cảnh càng đẹp phía trên cầu là các vị tu sĩ trong chiếc áo cà sa đỏ tay cầm ô, phía dưới hồ hoàng hôn bắt đầu phủ màu hồng tím lên không gian và mặt hồ với những chiếc thuyền nhỏ đưa khách tham quan và những mảng lục bình tím biếc. Tất cả hòa quyện tạo nên một khung cảnh thật tuyệt, giới săn ảnh chủ yếu đứng ghi lại những khoảnh khắc đẹp từ phía đưới chân hoặc trên thuyền.

Chúng tôi rời cây cầu tuyệt đẹp này trong luyến tiếc và vội vã cho chuyến hành trình tiếp theo. Trên đường trở lại bến xe được chiêm ngưỡng lần cuối vẻ đẹp hoàng hôn của thành phố Mandalay, hy vọng  sẽ được trở lại đây ngắm trọn hoàng hôn và bình minh tại cây cầu gỗ đặc biệt này.

Chúng tôi trở lại bến xe, cả nhóm chiếm đóng luôn phòng tắm của bến xe và tranh thủ vệ sinh cá nhân kết thúc một ngày du ngoạn tại cố đô Mandalay. Xe bắt đầu lăn bánh lúc 7.00 pm, chúng tôi bắt cùng chìm vào giấc ngủ say sau một ngày dài di chuyển khá mệt.     

Ngày 5: Mandalay – Inle  

Sau một chuyến hành trình dài khoảng 8 giờ đồng hồ trên xe bus đường dài đến thị trấn nhỏ Nyaung Shwa nơi bắt đầu chuyến du lịch từ thượng nguồn hồ Inle. Lúc này khoảng 3.30 sáng trời khá lạnh do khu vực này cao hơn mực nước biển khoảng 1000 mét, chúng tôi bắt di chuyển đến bến tàu gần đó trên chiếc xe gần giống như xe lam ở Việt Nam. Đến nơi cả nhóm tranh thủ chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì một nghe tiếng xe từ bên ngoài cửa đưa một nhóm du khách khác đến và thú vị hơn đây là nhóm đến từ  Việt Nam cũng đi du lịch “bụi”. Sau khi thương lượng  về giá cả thuê tàu và đặt vé xe cho chuyến đi kế tiếp, chúng tôi lên chiếc xuồng máy nhỏ tiến ra hồ Inle đầy háo hức tận hưởng không khí trong lành tại hồ nước ngọt lớn thứ nhì tại Miến Điện.

Vào sâu trung tâm khu vực hồ là dòng nước trong xanh và chúng tôi ghi lại cảnh bình mình tuyệt đẹp từ phía bờ hồ nhìn ra khu vực núi lân cận. Thỉnh thoảng bắt gặp những người đánh cá trên những chiếc thuyền nhỏ, đặc biệt là họ vừa giăng lưới vừa dùng chân khua thuyền điêu luyện. Anh lái tàu cũng dừng hẳn chiếc thuyền máy để mọi người có thể chụp lại những khoảnh khắc đầy phấn khích này. Trên đường đi sâu vào các ngôi làng trên khu vực hồ, chúng tôi đi ngang các vườn cà chua, rặng bầu được trồng trên dãy đất bồi trên hồ và gặp những người dân địa phương rất hiếu khách.  Tạm dừng chân tại một nhà hàng trên khu vực hồ, thưởng thức món ăn cá nước ngọt được đánh bắt trực tiếp từ lòng hồ này khá ngon với món canh truyền thống giúp mọi người có thêm năng lượng cho một ngày du ngoạn tại các làng trên khu vực hồ Inle.

Chúng tôi có dịp đi qua các làng nghề truyền thống, đầu tiên là làng nghề đan dệt từ những khung dệt gỗ với các sợi dệt được lấy từ thân cây sen tại khu vực hồ gắn liền với truyền thuyết từ xa xưa.  Chúng tôi đi tham quan qua các khâu từ công đoạn tước sợi cho đến khu dệt thành phẩm, các sản phẩm dệt tại đây được làm thủ công khá công phu nên giá cả cũng có phần hơi cao. Rời làng nghề dệt, chúng tôi lần lượt ghé thăm các khu vực làng nghề làm giấy, trang sức, đóng ghe tàu, làm thuốc lá và đặc biệt hơn cả khu vực làng người phụ nữ "cổ dài" Kayan – thuộc dân tộc Padaung. Tại đây, phụ nữ bắt đầu đeo những vòng kiềng mạ vàng và tùy thuộc theo số tuổi mà số vòng tăng lên cùng trọng lượng. Theo quan sát thì đối với phụ nữ trên hai mươi tuổi trên cổ đeo hơn 10 kg vòng cổ, cả nhóm há hốc mồm khi nhìn cảnh tượng này và thắc mắc sao họ có thể chịu được một khối lượng như vậy trong suốt một khoảng thời gian dài cả cuộc đời???

Điểm dừng chân kế tiếp là ngôi chùa Phaung Daw Oo nổi tiếng bậc nhất khu vực hồ Inle, nơi đây cất giữ năm bức tượng phật mạ vàng. Ngay thời điểm chúng tôi viếng thăm cũng rất nhiều người đến cúng dường với nghi thức dát vàng lên tượng phật hoặc dùng khăn màu vàng để xin lộc vàng từ những bức tượng phật. Cả nhóm cũng tranh thủ cầu an trước khi rời ngôi chùa đến địa điểm kế tiếp.

Điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình trên khu vực hồ là tu viện Nga Hpe Chaung được xây hoàn toàn bằng gỗ vào năm 1850, đây được xem là tu viện lớn và lâu đời nhất ở hồ Inle. Ngoài kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử, nơi đây cũng nơi lưu trú rất nhiều mèo là điểm đặc biệt so với các tu viện khác. Sau một vòng quanh khu vực tu viện và các gian hàng bán đồ lưu niệm, cả nhóm nằm chợp mắt trong khu vườn nhỏ của tu viện với bóng cây xanh bao phủ và không khí sông nước mát mẻ. Giấc ngủ ngắn giúp chúng tôi lấy lại phần nào năng lượng để quay lại bến tàu, nghỉ đến thời gian quay lại mất hơn một tiếng với cái nắng chói chang khiến cả nhóm ngán ngẩm…Trên đường trở về bến tàu khi đến khu vực giữa hồ, do có ý định tắm từ buổi sang nên tôi đề nghị anh lái tàu dừng lại để hòa mình dòng nước trong xanh của khu vực hồ. Khoảnh khắc ngâm mình vào thiên nhiên với dòng nước mát mẻ tạo cảm giác sản khoái và giải tỏa những mệt mỏi trong suốt quá trình di chuyển cuộc hành trình. Khi về đến bến tàu cả nhóm chúng tôi cùng đi tắm tại nhà tắm công cộng, tận hưởng món phá lấu đường phố và xem lễ hội cúng dường cho tu viện. Đây là dịp thấy rõ người dân địa phương nơi đây tín ngưỡng như thế nào và cách họ hòa mình nồng nhiệt vào lễ hội. Ngay sau đoàn cuối cùng lễ hội rời đi, chúng tôi cũng đến bến xe cho chặng đường dài tiếp theo đến Golden Rock địa điểm cuối cùng trong chuyến hành trình trên đất nước Miến Điện.  

Ngày 6: Inle-Yangon-Golden Rock-Yangon

Đây là cuộc hành trình mất sức và tốn nhiều thời gian nhất, trải qua lịch trình đầy thử thách về thời gian và không gian trong suốt chuyến đi thì không chắc tất cả các thành viên có thể đảm bảo sức lực vượt qua những thách thức này. Nhưng đam mê trải nghiệm và niềm vui trong suốt hành trình là động lực vô cùng lớn để cả nhóm có thể vượt qua để đến với điểm cuối cuộc hành trình.

Xe xuất phát từ Inle, chúng tôi đến Yangon lúc 6.00 am sáng  sau 12 tiếng ngồi trên xe. Tranh thủ dùng bữa sáng tại bến xe trước khi lên đường đến Golden Rock, mất 4 tiếng chúng đến được chân đồi và mất thêm một giờ đồng hồ đi trên xe tải đầy người để đến được chùa Kyaiktiyo nơi mà hòn đá thiêng không lồ Golden Rock nằm yên trên một vị trí cheo leo hiểm hóc hàng trăm năm nay. Theo truyền thuyết, Đức Phật trong một lần xuống hạ giới đã tặng một sợi tóc cho vị ẩn sĩ tên TaikTha, TaikTha đã giữ gìn sợi tóc của Phật một cách cẩn thận. Người ta tin rằng sự thăng bằng và vững vàng của hòn đá thiêng này do xa lợi tóc của Đức Phật được thờ cúng trong chùa.

Sự cheo leo của hòn đá và phong cảnh đồi núi xung quanh tạo nên một phối cảnh vô cùng đặc biệt đối với ngôi chùa có một không hai này. Sau một giờ đồng hồ tham quan khu vực chùa, nhóm chúng tôi quay lại xe tải nhỏ để xuống núi và con đường ngoằn ngoèo thật sự làm mọi người cảm thấy hơi run khi đi đến điểm tham quan này. Về lại trạm xe bus Yangon, nhóm chúng tôi chia tay các bạn nhóm bạn du lịch từ Việt Nam đã cùng nhau đi xuốt hành trình hồ Inle đến đây.

Khi đến khách sạn, sau khi tắm rửa mọi người dường như đã cảm thấy khỏe hơn sau một ngày dài mà thời gian chủ yếu trên xe. Cả đám kéo vào một quán ăn gần đó chén một bữa ngon lành.

Ngày 7: Yangon-Bangkok-Ho Chi Minh

Sau một giấc ngủ sâu sau bao ngày vật vả trên xe bus, cả nhóm cùng ăn sáng tại một quán gần khách sạn. Món soup có phần chua và cay không hợp lắm với một số bạn trong nhóm. Ra sân bay Yangon lúc này sáng sớm nhưng cũng đông nghịt người xếp hàng vào khu vực làm thủ tục bay. Trong lúc đợi lên máy bay, cả nhóm đều chung quan điểm là khoảng thời gian phiêu lưu ở Myanmar rất thú vị và thời gian trôi quá nhanh để khám phá nhiều thứ về vùng đất này. Hy vọng sẽ trở lại đất nước đầy huyền bí này nếu có dịp.