Chồng mất sớm, để lại một mình bà Trần và đứa con trai. Trong những năm qua, bà đã chịu bao khó nhọc để nuôi con ăn học thành người. Bà tin rằng, dù vất vả thế nào, cuộc sống cũng sẽ dần được cải thiện. Con trai bà được giáo dục cẩn thận, trở thành người con hiếu thảo và được lòng mọi người xung quanh.
Cứ tưởng rằng, bà sẽ được nghỉ ngơi sau khi con trai kết hôn nhưng vì con dâu có thai sớm nên mọi thứ đều trật khỏi suy tính. Con dâu bà là người kiêu ngạo, luôn có yêu cầu cao với gia đình chồng. Cô nghĩ mình chịu làm dâu nhà này là tốt lắm rồi, vì thế mẹ chồng phải làm hết mọi thứ.
Khi cô mang thai, mặc dù 2 vợ chồng sống riêng nhưng bà vẫn đến nấu ăn 3 bữa 1 ngày, sau đó dọn dẹp, giặt quần áo. Lúc này, cô chỉ nằm dài trên ghế sofa, xem điện thoại, ăn uống... Thậm chí, có những lúc mẹ chồng nấu không vừa ý, cô còn cằn nhằn khó chịu.
Cô cũng chẳng bao giờ chủ động đưa tiền cho mẹ chồng đi chợ. Cô nghĩ rằng, vì mình mang thai con trai nên những việc kia thì mẹ chồng nên làm.
Vì hạnh phúc của con trai, bà đã bao dung hết mọi chuyện. Khi đứa trẻ được sinh ra, vì không muốn thuê giúp việc nên cô đã phó thác hết mọi thứ cho mẹ chồng mình. Lúc này, em bé quấy khóc quá nhiều, cô không thể nghỉ ngơi nên để con mình ngủ luôn với bà nội. Cô cũng không cho con bú sữa mẹ, mới 2 tháng đã để con uống sữa ngoài.
Ngày thường, cô cũng không mấy quan tâm đến con mình, hầu như giao con cho mẹ chồng giữ. Bà tất bật với mọi thứ không tên, bận rộn đến mức không thở nổi, trong khi con dâu lại nhàn hạ ngồi xem phim cả ngày.
Được vài tháng, bà nói với con dâu nên đi tìm việc làm: "Nếu con đi làm, mẹ sẽ chăm em bé. Nếu con không đi làm, con phải là người chăm em bé, dù gì con cũng đã làm mẹ".
Nghe vậy cô tỏ ý không vui: "Cho dù con không đi làm, mẹ cũng phải chăm em bé cho con chứ. Con đã sinh ra cháu đích tôn cho mẹ rồi, mẹ còn muốn gì nữa. Con muốn đi làm hay không thì mẹ cũng không thể kiểm soát được. Mẹ đang chăm cháu nội của mình đấy".
Bà Trần tức giận khi nghe con dâu nói như vậy, bà không muốn nói nhiều nhưng không thể chịu đựng hơn được nữa.
"Tôi nhấn mạnh với cô điều này, tôi có thể giúp cô nuôi con nhưng tôi không phải là bảo mẫu.
Tôi phải nói cho cô hiểu. Ngay từ đầu, tôi đã phản đối cuộc hôn nhân này nhưng vì con trai tôi quá yêu cô, tôi cũng miễn cưỡng nghĩ rằng mọi thứ có thể thay đổi được. Tôi đã chuẩn bị nhà cho vợ chồng cô có không gian riêng tư, thế nhưng cô sống không biết điều.
Khi có thai, cô chẳng làm gì cả, tôi nai lưng phục vụ ngày 3 bữa. Mọi việc trong nhà cô tôi đều đảm đương mà chưa tính toán điều gì. Cô chỉ mang thai chứ có phải ốm yếu nằm liệt giường đâu mà không thể làm việc nhà. Nói trắng ra, cô quá lười biếng.
Trong một gia đình, đàn ông đi làm kiếm tiền bên ngoài, phụ nữ ở nhà quán xuyến mọi thứ. Còn cô thì sao, đi làm cũng không mà việc nhà cũng không.
Đừng nhắc đến chuyện cháu đích tôn gì ở đây. Bố chồng cô đã mất từ lâu, tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc cháu gái hay cháu trai quan trọng. Cháu nào cũng đều là cháu của tôi. Tôi cũng chưa bao giờ giục cô phải sinh con sớm.
Nếu cô đi làm, tôi có thể giúp cô chăm sóc thằng bé. Nhưng cô lười biếng không đi làm, suốt ngày ở nhà mà lại không chăm con. Tại sao tôi phải chăm sóc thay cô? Cô sống quá ích kỷ, lười biếng, không biết nghĩ đến người khác".
Bà Trần sau khi nói ra hết những suy nghĩ trong lòng cũng không có gì phải lo lắng. Lúc đầu, bà bán căn nhà cũ và để con trai đứng tên nhà mới. Nếu con trai bà ly hôn, ngôi nhà cũng bị chia đôi. Bà tưởng rằng, nếu cô con dâu này sống biết trên nhường dưới, tài sản sau này sẽ để lại hết cho 2 vợ chồng. Thế nhưng bà không ngờ con dâu lại sống như vậy, trong lòng vô cùng thất vọng.
Cô con dâu bực tức quát lên với mẹ chồng: "Là con trai bà tự nguyện theo tôi, bà quản được sao".
Bà Trần hoàn toàn tức giận, vội vàng trả lại cháu rồi thu dọn đồ đạc trở về nhà mình. Bà nghĩ mình phải tàn nhẫn một chút để cô con dâu này phải biết nhận ra lỗi lầm của mình.
Cô không biết chăm sóc một đứa trẻ như thế nào. Được 2 ngày, cô bắt đầu than vãn và cáu gắt, tức giận với con mình. Cuối cùng, cô phải xuống nước, cùng chồng đến nhà mẹ chồng để xin được giúp đỡ.
Thấy con trai vừa bước vào cửa, bà Trần tỏ ra buồn phiền: "Mẹ rất thất vọng về con. Chuyện con cái 2 vợ chồng tự giải quyết đi. Bây giờ con đã kết hôn, đã có gia đình riêng, phải tự lập. Mẹ không thể giúp đỡ con quá nhiều trong cuộc sống nữa. Trách nhiệm của con là kiếm tiền, còn việc nuôi con hãy để vợ con tự lo".
Người con trai bất lực than vãn: "Mẹ ơi làm sao có thể như vậy được".
Bà Trần nói tiếp: "Chẳng có ai sinh ra mà đã biết hết mọi thứ được. Ai rồi cũng phải làm cha mẹ lần đầu. Nếu không biết thì hãy học. Con quá chiều chuộng vợ mình. Mẹ già nhưng không cổ hủ, thời đại nào rồi mà vợ con nói rằng chỉ cần sinh được cháu đích tôn là có thể lười biếng như thế. Bản thân mẹ không quan tâm cháu trai hay cháu gái. Ngay cả việc đặt tên cho thằng bé mẹ cũng không can thiệp. Từ bây giờ con hãy toàn quyền quyết định đi".
Bà Trần tức giận, uống ly nước rồi tiếp tục nói:
"Cô có thể nghĩ tôi rất nghiêm khắc, là một bà mẹ chồng độc ác. Nhưng cô có hiểu rằng tôi đã 60 tuổi, trong suốt quãng đời của mình, tôi đã làm việc rất chăm chỉ để nuôi chồng cô được như ngày hôm nay. Cô đã cảm ơn tôi được câu nào chưa. Bất cứ người mẹ nào cũng đều thương con, cô cũng đã làm mẹ, cần phải hiểu điều này. Sau này, cháu tôi được nuôi dạy tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào mẹ nó, chứ không phải là tôi.
Tôi đã nuôi con trai mình đến bây giờ, dựng vợ gả chồng, sinh con cái, như vậy cũng đã là hoàn thành nghĩa vụ của mình. Tôi chưa từng bắt 2 người phải có nghĩa vụ chăm sóc tôi khi về già. Hai người đã chăm sóc tôi được ngày nào chưa, hay là cứ đem thêm sự mệt mỏi đến cho tôi. Tôi có tiền, sẽ sống trong viện dưỡng lão, đừng tạo thêm áp lực cho tôi nữa".
Khi bà nói ra hết những điều này, cô con dâu cảm thấy xấu hổ về bản thân. Thực ra, những gì mẹ chồng cô nói đều đúng. Sau đó, cả 2 vợ chồng cô rối rít xin lỗi mẹ mình. Cô cũng nhận ra sai lầm liền đi tìm việc làm và không dám lười biếng nữa.