Cơ phó nghe nhầm lệnh, máy bay chở gần 300 người "lướt sóng" trên biển căng thẳng đến nghẹt thở

Máy bay đã có màn 'lướt sóng' ngoạn mục khi chỉ cách mặt biển 228 mét.

Tờ New York Post dẫn nguồn tin từ cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho hay việc tiếp nhận thông tin sai lệch giữa 2 phi công đã dẫn đến việc một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không United Airlines lao xuống sát bề mặt đại dương (chỉ còn cách 228 mét) ngay sau khi cất cánh từ Hawaii vào tháng 12/2022.

Vụ việc đã được điều tra trong suốt nhiều tháng trước khi các nhà chức trách công bố nguyên nhân.

Cơ phó nghe nhầm lệnh, máy bay chở gần 300 người lướt sóng trên biển căng thẳng đến nghẹt thở - Ảnh 1.

Tiếp nhận thông tin sai lệch giữa các phi công đã dẫn đến việc một chiếc máy bay của hãng United Airlines lao xuống bề mặt đại dương ngay sau khi cất cánh từ hòn đảo của Hawaii.

Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết trong một báo cáo cuối cùng rằng phi hành đoàn đã không kiểm soát được hướng thẳng đứng, tốc độ bay và hướng mũi của máy bay sau sự nhầm lẫn giữa cơ trưởng và cơ phó.

Cụ thể, sau khi cất cánh bình thường dưới trời mưa lớn tại Sân bay Kahului trên đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii, cơ trưởng đã yêu cầu cơ phó đặt lại cánh tà, nhưng cơ phó đã nghe nhầm số tín hiệu “15” thay vì “5”.

Ngay sau đó, các phi công nhận ra rằng máy bay đang lao xuống với tốc độ nhanh hơn.

Cơ phó nghe nhầm lệnh, máy bay chở gần 300 người lướt sóng trên biển căng thẳng đến nghẹt thở - Ảnh 2.

Sơ đồ mô phỏng đường đi của máy bay.

“Tại thời điểm ấy, tôi biết cơ trưởng đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ máy bay… Tôi không thể chắc chắn cơ trưởng đang giải quyết vấn đề gì”, cơ phó nói với các nhà điều tra.

Mũi máy bay tiếp tục chúi xuống. Cơ phó nhìn qua kính chắn gió và nhận thấy máy bay đang lao xuống xuyên qua những tầng lớp mây.

Cơ phó nghe nhầm lệnh, máy bay chở gần 300 người lướt sóng trên biển căng thẳng đến nghẹt thở - Ảnh 3.

Cơ trưởng 55 tuổi đã có kinh nghiệm gần 20.000 giờ bay, trong khi cơ phó có 5.300 giờ bay.

“Tôi ngay lập tức nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình huống”, anh nói. “Tôi đã thông báo, 'Kéo lên, kéo lên, kéo lên, kéo lên' rất nhiều lần”. Hệ thống cảnh báo khoảng cách gần mặt đất của máy bay cũng phát ra âm thanh báo động.

Theo NTSB, từ độ cao hơn 670 mét, chiếc máy bay Boeing 777 đã lao xuống hơn 427 mét trên bề mặt Thái Bình Dương trước khi các phi công xử lý được tình huống. Máy bay đã có màn "lướt sóng" ngoạn mục khi chỉ cách mặt biển 228 mét.

Cơ trưởng cho biết ông quyết định tiếp tục hành trình đi San Francisco sau khi tiếp viên hàng không báo cáo rằng "mọi người đều ổn" và không có thiệt hại rõ ràng nào đối với máy bay. Khi đó, trên máy bay có tổng cộng 271 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn.

Cơ phó nghe nhầm lệnh, máy bay chở gần 300 người lướt sóng trên biển căng thẳng đến nghẹt thở - Ảnh 4.

Từ độ cao hơn 670 mét, chiếc máy bay Boeing 777 đã lao xuống hơn 427 mét trên bề mặt Thái Bình Dương.

Cơ trưởng 55 tuổi đã có kinh nghiệm gần 20.000 giờ bay, còn cơ phó đã có 5.300 giờ bay.

Hiện cả hai người vẫn đang tiếp tục bay cho hãng hàng không United Airlines, hãng hàng không cho biết.

Người phát ngôn của United Airlines, ông Joshua Freed, cho biết sau sự số hy hữu: “Không có gì quan trọng hơn sự an toàn của phi hành đoàn và hành khách của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi rút ra những bài học từ chuyến bay này để thông báo khi đào tạo tất cả các phi công của United Airlines.

“Các phi công của chúng tôi đã tự giác báo cáo sự việc này và United Airlines hoàn toàn hợp tác trong cuộc điều tra độc lập của các nhà chức trách để cải thiện mức độ an toàn cho toàn ngành.

Cơ phó nghe nhầm lệnh, máy bay chở gần 300 người lướt sóng trên biển căng thẳng đến nghẹt thở - Ảnh 5.

Sân bay Kahului Airport.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), cơ quan quản lý các hãng hàng không, cho biết hồi đầu năm nay rằng các phi công của United Airlines đã báo cáo đầy đủ thông tin về vụ việc. FAA cũng cho biết họ đã xem xét vụ việc “và có hành động thích hợp”.

Thực tế, vụ việc gần như không thu hút nhiều sự chú ý của dư luận cho đến khi một ấn phẩm hàng không, The Air Current, đưa tin về việc phân tích dữ liệu thu thập được từ chiếc máy bay.

NTSB thậm chí đã không hề hay biết về vụ việc trong 2 tháng, lúc đó thông tin từ hộp đen đã được ghi lại.

Trong cùng ngày xảy ra sự cố với hãng United Airlines, một chuyến bay của hãng hàng không Hawaiian Airlines từ Phoenix gặp sóng gió nghiêm trọng khi đến gần Honolulu. Nó khiến 36 người bị thương, trong đó có 11 người bị thương nặng. Thời điểm đó, cơ quan dự báo thời tiết quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo về giông bão và không khí không ổn định trong khu vực.

Nguồn: New York Post