Con "đội sổ" ở lớp, mẹ là giáo viên chỉ dám nhận mình là nhân viên dọn vệ sinh

"Dở khóc dở cười" câu chuyện bà mẹ ở Trung Quốc không dám nhận là giáo viên dạy Toán vì con trai thi giữa kỳ chỉ được 18/100 điểm.

Mạng xã hội Sohu (Trung Quốc) đang lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một bà mẹ tay cầm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm chia sẻ câu chuyện "dở khóc dở cười" của gia đình. Người này cho biết, hàng ngày đều kèm con học rất sát sao. Thế nhưng, trong kỳ thi giữa kỳ vừa qua, con trai chỉ được 18/100 điểm môn Toán. 

Được giáo viên chủ nhiệm thông báo điểm Toán của con, người mẹ không khỏi bất ngờ. "Bản thân tôi là giáo viên dạy Toán, nhưng con trai thi giữa kỳ môn này chỉ được 18/100 điểm. Giáo viên chủ nhiệm hỏi tôi làm nghề gì. Tôi chỉ dám nói là nhân viên dọn vệ sinh ở trường học bên cạnh", bà mẹ cho biết. 

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội nhận nhiều sự quan tâm của dư luận. Một phụ huynh bình luận: "Tôi là thạc sĩ Đại học Phúc Đán, chồng tôi là nghiên cứu sinh Đại học Chiết Giang. Con trai tôi học lớp 1, thi 2 môn được 36 điểm (tối đa mỗi môn 100 điểm), còn không bằng cả nhiệt độ cơ thể". 

"Vợ chồng tôi đều là giáo viên dạy ở trường THPT trọng điểm của thành phố. Hơn 10 năm đứng lớp, chúng tôi đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh đỗ Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh. Những em học kém cũng đỗ vào các trường đại học thuộc dự án 211. Hiện tại, con tôi đang học lớp 9, vừa thi môn Toán được 33/100 điểm, tiếng Trung được 56/100 điểm. Đây là 2 môn ngày nào vợ chồng tôi cũng đứng lớp dạy", bà mẹ ở An Huy tâm sự. 

Con

Con

Được biết, người này có 2 đứa con, một đứa luôn 'đội sổ', đứa còn lại thường nằm trong top 5 học sinh có điểm cao nhất.

Do đó, ông cho rằng "Chúng ta phải thừa nhận với nhau có những đứa trẻ sinh ra để học, cũng có đứa trẻ sinh ra không dành cho việc học. Tuy nhiên, không có bất kỳ ai sinh ra đã giỏi".

Theo ý kiến của ông, việc sử dụng tiêu chuẩn học giỏi, điểm số để đo lường và định hình đứa trẻ là suy nghĩ thiển cận. "Thay vì nhìn vào nhược điểm con học kém, bố mẹ có thể tìm ra ưu điểm của trẻ, dạy chúng trở thành người có nhân cách tốt", ông nói.