Vào tháng 11 năm 2016, một công ty khai thác mỏ có tên là Three Jade ở Myanmar trong lúc đang khai thác tại khu vực làng Bebinsan, thị trấn Magway, tỉnh Magway, thì bất ngờ phát hiện 1 “vật thể lạ” khổng lồ. Cụ thể, đó là 1 cây gỗ nhưng không giống những cây gỗ thông thường. Theo mô tả của những công nhân có mặt tại hiện trường, nó không những to lớn mà dường như được làm từ… ngọc nên bên trong có màu sắc rất ấn tượng.

Ngay khi cây gỗ khổng lồ này được phát hiện, hiện trường lập tức được phong tỏa. Sau nhiều nỗ lực, đội công nhân cuối cùng cũng đưa được toàn bộ cây gỗ kỳ lạ này lên khỏi mặt đất. Kết quả đo đạc cho thấy nó dài khoảng 30,5m, có chu vi khoảng 6m ở gốc và khoảng 3m ở đỉnh.

Nghi ngờ đây cho thể là gỗ hoá ngọc, đơn vị trên cũng lập tức thông báo sự việc cho chính quyền địa phương. Các chuyên gia cũng được chính quyền tỉnh Magway mời đến để thẩm định và thảo luận về cách xử lý “kho báu” này.

Theo các chuyên gia, cây gỗ này quả thực là gỗ hóa ngọc tự nhiên, ước tính giá trị lên tới 41,1 tỷ Myanmar Kyat (hơn 503 tỷ đồng). Đặc biệt, cây gỗ hóa ngọc lớn như vậy thì lại càng quý hiếm. Do đó, chính quyền tỉnh Magway và các chuyên gia sau khi bàn bạc và thảo luận đã cho biết cây gỗ hoá ngọc này sẽ được quốc hữu hóa và đưa vào trưng bày như một di tích lịch sử tại bảo tàng tỉnh Magway.

Tại sao gỗ hoá ngọc lại có giá trị như vậy?
Theo các chuyên gia, gỗ hoá ngọc hay gỗ hoá thạch có nguồn gốc từ những rừng cây nguyên sinh. Qua thời gian, những khu rừng này bị chôn vùi dưới lòng đất bởi thiên tai. Khi được ngâm trong môi trường áp suất cao, nhiệt độ thấp, không có oxy và trải qua một loạt các phản ứng hóa học phức tạp, cấu trúc của gỗ dần bị phá vỡ và hóa ngọc.

Ảnh minh hoạ: Sohu
Sự hình thành gỗ hóa ngọc đòi hỏi điều kiện địa chất cực kỳ khắc nghiệt. Các chuyên gia cho biết xác suất hình thành hóa thạch sinh học cổ đại chỉ là một phần triệu.
Cây gỗ sau khi trở thành gỗ hóa thạch được xem là một loại đá quý. Theo đó, nét độc đáo của gỗ hóa ngọc nằm ở việc giữ nguyên cấu trúc vân gỗ tự nhiên, kết hợp với màu sắc và độ bóng mịn của đá quý, tạo nên vẻ đẹp mê hoặc và huyền bí. Màu sắc của gỗ hóa ngọc cũng đa dạng, trong đó quý hiếm nhất là màu xanh ngọc bích.

Ảnh minh hoạ: Sohu
Được mệnh danh là “kỳ quan thiên nhiên” vì sự hình thành kỳ diệu cùng số lượng vô cùng khan hiếm, gỗ hóa ngọc sở hữu giá trị rất cao và thường được sử dụng trong chế tác trang sức và vật phẩm phong thủy.
(Theo Sohu, Kknews.cc)