Cụ ông để lại 3 căn hộ 142 tỷ đồng cho giúp việc, người vợ “tay trắng” đâm đơn kiện: Tòa khẳng định di chúc không có hiệu lực

Ở phiên tòa phúc thẩm, thẩm phán đã đưa ra 1 căn cứ để khẳng định bản di chúc cụ ông này để lại hoàn toàn không có hiệu lực.

Theo Sohu, ông Lưu và bà Trần là người Quảng Đông, Trung Quốc. Họ yêu nhau 10 năm rồi đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, sau khi về chung một nhà, 2 người có những mâu thuẫn. Đặc biệt, thói quen thường xuyên chơi mạt chược của bà Trần khiến ông xã không hài lòng. 

Song sự việc đỉnh điểm khiến cuộc hôn nhân này không thể hàn gắn là ông Lưu phát hiện vợ mình ngoại tình. Cú sốc này khiến ông không thể chung sống với người mình từng hết mực yêu thương. Dù ông xã nhiều lần đề nghị ly hôn, song bà Trần từ chối ký kết. Thủ tục pháp lý không thành. Song hai người vẫn quyết định sống ly thân trong hàng chục năm sau đó. 

Cho đến năm 2001, ông Lưu cần người giúp đỡ công việc gia đình nên đã thuê bà Dương. Không chỉ chăm lo chuyện cơm nước, nhà cửa, bà Dương còn trở thành người bạn động viên tinh thần. Cũng nhờ có sự đồng hành của người giúp việc, ông Lưu cảm thấy bớt cô đơn ở những năm tháng tuổi già. 

Cụ ông để lại 3 căn hộ 142 tỷ đồng cho giúp việc, người vợ “tay trắng” đâm đơn kiện: Tòa khẳng định di chúc không có hiệu lực- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Năm 2010, ba căn nhà của vợ chồng ông Lưu nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng. Từ đây, ông nhận được đền bù tương ứng với 3 căn hộ có tổng giá trị lên đến 40 triệu NDT (khoảng 142 tỷ đồng). 

Vào đúng thời điểm này, ông Lưu bắt đầu nhận thấy sức khỏe ngày một suy yếu. Tranh thủ vẫn còn tỉnh táo, người đàn ông này quyết định lập di chúc thừa kế 3 căn hộ trên cho người đã chăm sóc mình trong suốt 10 năm qua, tức bà Dương. 

Kể từ thời điểm lập di chúc, ông Lưu chỉ sống thêm khoảng 1 năm rồi qua đời. Đồng hành cùng nhau suốt một thời gian dài, bà Dương tiếp tục là người lo toàn hậu sự cho cụ ông này. 

Sau khi mọi việc xong xuôi, luật sư tiến hành trao di chúc cho bà Dương. Đến lúc này, bà vô cùng bất ngờ khi được ông Lưu để lại cho mình số tài sản lớn đến như vậy. Tưởng rằng, mọi chuyện sẽ kết thúc tại đây. 

Song không ngờ, bà Trần sau nhiều năm mất liên lạc bất ngờ quay trở lại đòi lại tài sản. Bà cho rằng 3 căn nhà trên phải thuộc về mình, và yêu cầu bà Dương phải tiến hành trao trả nhà. Theo di chúc ông Lưu đã lập ra, bà Dương không đồng tình. 

Do cả 2 bên không thể đàm phán và đưa ra phương án cuối cùng. Bà Trần quyết định kiện bà Dương ra tòa và cho rằng di chúc ông Lưu lập ra là vi phạm pháp luật.

Cụ ông để lại 3 căn hộ 142 tỷ đồng cho giúp việc, người vợ “tay trắng” đâm đơn kiện: Tòa khẳng định di chúc không có hiệu lực- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau quá trình xem xét toàn bộ vụ việc, năm 2017, toà án sơ thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng như sau: Bà Trần - vợ hợp pháp của ông Lưu sẽ được lấy 2 căn nhà, còn bà Dương được 1 căn nhà. 

Không đồng tình với cách phân chia tài sản trên, bà Trần tiếp tục kháng cáo. Năm 2018, toà án phúc thẩm xét xử lần 2. Tại phiên tòa này, thẩm phán khẳng định di chúc mà ông Lưu để lại không có hiệu lực. Vì 3 căn nhà là tài sản chung của 2 vợ chồng của ông Lưu và bà Trần. Hai người chưa ly hôn, tài sản vẫn được xem là của chung. Chính vì thế, ông Lưu không thể tự quyết việc phân chia tài sản như trên. 

Từ đây, toà án huỷ bản di chúc do ông Lưu để lại. Tương ứng, số tài sản sẽ được chia theo luật thừa kế Trung Quốc. Do hai người không có con chung nên số tài sản này thuộc về bà Trần.

Sau khi chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, vụ việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người và nổ ra những ý kiến trái chiều. Một số người ủng hộ phán quyết của tòa án và khẳng định pháp luật cần nghiêm minh. Số khác lại thương bà Dương và cho rằng bà xứng đáng nhận được món quà do ông Lưu để lại.