Cụ ông Lý Huy (Trung Quốc) sống 1 mình nhiều năm, hàng xóm trong khu phố chưa ai từng thấy người thân của ông. Ông làm các công việc bán thời gian để tự nuôi sống bản thân, với sự hỗ trợ từ Uỷ ban khu phố và những người hàng xóm tốt bụng. Đến năm 2003, nhà thuộc diện được đền bù nên ông Lý chuyển đến nơi ở mới và nhận khoản tiền khá lớn.
Hàng xóm cùng cán bộ khu phố thường xuyên cắt cử người đến thăm cụ ông, đưa ông Lý đi khám bệnh. Đến năm 2019, ông Lý qua đời vì tuổi già sức yếu. Tang lễ cũng được Ủy ban dân cư lo chu toàn.
Sau khi ông Lý qua đời, hàng xóm tìm thấy tiền mặt và sổ tiết kiệm ngân hàng khi phân loại đồ đạc tại nhà ông lão. Căn nhà 120m2 ông Lý sinh sống giờ đã có giá 2 triệu NDT, tổng cộng tài sản của cụ ông cô độc này lên tới gần 2,3 triệu NDT (8 tỷ đồng).
Theo di chúc của Lý Huy, toàn bộ tài sản sẽ được trao lại cho Ủy ban khu phố và những người hàng xóm đã giúp đỡ ông suốt nhiều năm qua, nhằm hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn
Thế nhưng không lâu sau, 3 người tự nhận là “con ruột” ông Lý đến nơi ở cũ của ông đòi thừa kế tài sản. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy họ đúng là con ruột Lý Huy, nhưng hàng xóm lại chưa từng nhìn thấy những người thân này suốt nhiều năm.
Nhóm người này cho biết họ con của ông Cao với người vợ đã ly dị nhiều năm về trước. 3 người con đều sống với mẹ, hoàn toàn không có nhiều ký ức về cha mình, đến khi trưởng thành mới biết cha đang sống ở đâu.
Vậy nên người con trai Lý Minh việc con trai ruột thừa kế tài sản của cha là hợp pháp. Thậm chí có vài người tự xưng là cháu trai và cháu gái của Lý Huy cũng xuất hiện, gây khó dễ tại Uỷ ban khu phố, doạ kiện để lấy lại tài sản. Không thể ngăn gia đình họ Lý đến Uỷ ban làm loạn nên cán bộ khu phố buộc phải đâm đơn kiện một số người ra tòa, yêu cầu xét xử công bằng.
Nhóm con ruột của ông Lý chỉ có thể lấy mối quan hệ cha con để làm lý do hưởng tài sản thừa kế. Bộ Luật Dân sự của Trung Quốc quy định nếu người quá cố không lập di chúc thì những người hưởng thừa kế đầu tiên sẽ bao gồm vợ/chồng, cha mẹ, con đẻ, con nuôi.
Tuy nhiên hàng xóm và cán bộ Ủy ban khu phố cho rằng những người thân ông Cao đã không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho người đàn ông này suốt nhiều năm. Ủy ban khu phố cũng lấy ra các khoản thu chi cho chi phí sinh hoạt và chi phí y tế khác nhau hỗ trợ cho ông Lý.
Bằng chứng này đủ để chứng minh rằng trong thời gian qua, Lý Huy không nhận bất kỳ sự quan tâm nào từ con cái. Ông Lý không nuôi dạy và cũng không đòi các con chăm sóc, họ chỉ có huyết thống nhưng còn xa cách hơn người lạ.
Vậy nên tâm nguyện hiến tặng toàn bộ tài sản vì mục đích phục vụ cộng đồng mà không để lại cho các con thừa kế của ông Lý được Tòa án chấp thuận. 3 người con của ông Cao không có quyền thừa kế bất kỳ tài sản thừa kế nào của cha vì không có tên trong di chúc, cũng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Họ phải chấp nhận trắng tay rời Tòa.
Vụ kiện này gây xôn xao dư luận địa phương hồi năm ngoái, không ít người ngỡ ngàng lầm tưởng chỉ cần chứng minh mối quan hệ cha con ruột với Lý Huy, 3 người con cũng sẽ có phần trong tài sản thừa kế. Trên thực tế, di chúc phản ánh nguyện vọng của người quá cố, nếu được Tòa án công nhận tính hợp pháp thì sẽ được thực hiện đúng theo nội dung di chúc, không phân biệt người thừa kế là người thân hay “người dưng”.
Theo Toutiao