Tại Trung Quốc, thông thường khi làm việc đồng áng, người xưa cũng nuôi một số gia cầm như lợn, gà, vịt, cừu... tại nhà để tăng thu nhập. Thói quen này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay ở nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên, khi người khôn của khó, người nông dân lúc này gặp phải cảnh trở trêu khi bị những tên trộm vặt trộm gia cầm, làm ảnh hưởng đến kế sinh nhai của họ.
Để tránh bị trộm nhiều nhất có thể, nhiều nông dân ở nông thôn buộc phải áp dụng nhiều biện pháp chống trộm khác nhau, chẳng hạn như đặt một vài chiếc kẹp hoặc nuôi một vài con chó để giữ nhà.
Chuyện kể rằng, có một lão nông ở Trung Quốc nuôi rất nhiều gà trống. Nhưng không hiểu vì lý do cụ thể gì mà cứ mỗi sớm mai thức dậy đếm gà, lão lại phát hiện có vài con biến mất. Ông quyết định tạo bẫy để bắt tận tay kẻ trộm gà rồi nói chuyện phải trái với tên này.
Nhưng điều làm lão nông ngạc nhiên là tên trộm gà không bị bắt mà là một "sinh vật lạ" bất ngờ bị bắt. Đây là lần đầu tiên trong đời lão nhìn thấy một sinh vật như vậy.
Lão không biết phải làm gì, đành tìm một chuyên gia về động thực vật ở địa phương để phân trần. Giây phút nhìn thấy sinh vật lạ này, khuôn mặt chuyên gia lập tức biến sắc.
Đây là loại sinh vật gì? Tại sao các chuyên gia lại sợ nó? Điều này cũng bắt đầu từ môi trường sinh thái địa phương.
Loài động vật mang trên mình mầm bệnh đáng sợ
Nơi lão nông sống là một ngôi làng nhỏ tương đối hẻo lánh ở Trung Quốc. Người dân trong làng kiếm sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và nuôi một ít gia cầm và vào mùa cao điểm, họ bán chúng ở thị trấn để lấy tiền sinh hoạt.
Nhìn chung, cuộc sống ở ngôi làng này còn nhiều khó khăn và lạc hậu. Tuy nhiên, chính vì môi trường này mà hệ sinh thái địa phương vẫn còn nguyên sơ. Có rất nhiều loài động vật khó nhìn thấy vào ngày thường đã xuất hiện vào ban đêm. Chúng vào làng để tìm kiếm thức ăn. Và lão nông mất gà nọ là một trong những 'nạn nhân' của chúng.
Theo các chuyên gia, loài động vật mà lão bắt được chính là Tatu chín đai (danh pháp khoa học: Dasypus novemcinctus) có nguồn gốc từ châu Mỹ, cụ thể là ở Brazil thuộc Nam Mỹ.
Đây là một loài động vật có vú thuộc lớp thú, trông giống chuột nhà nhưng bên ngoài cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, nhìn từ xa giống như được bọc thép.
Tatu chín đai được phát hiện lần đầu tiên ở châu Mỹ. Vào thời điểm đó, số lượng chuột bọc thép vẫn còn rất lớn. Do chúng có lớp vỏ cứng trên cơ thể nên rất ít loài động vật có thể ăn được chúng.
Bằng cách này, Tatu chín đai phát triển mạnh ở châu lục này. Tuy nhiên, sau khi người châu Âu đến châu Mỹ, họ phát hiện ra loài động vật kỳ lạ này và nhận thấy thịt của chúng rất ngon nên đã mang chúng đi khắp nơi rồi lai tạo chúng ở nhiều vùng trên thế giới.
Việc phát hiện Tatu chín đai trong nhà lão nông là một tin vui nhưng các chuyên gia lại cảm thấy ớn lạnh sau khi nhìn vào đó bởi thịt Tatu chín đai tuy rất ngon nhưng lại chứa một loại vi khuẩn rất đáng sợ - vi khuẩn bệnh phong có tên Mycobacterium leprae.
Lý do loài Tatu chín đai thường nhiễm bệnh phong vì thân nhiệt của chúng thấp, khoảng 34 độ C. Đây là mức nhiệt ở trực khuẩn bệnh phong thường trú ngụ được ở vật chủ.
Sở dĩ căn bệnh truyền nhiễm này bùng phát ở châu Mỹ là do người dân địa phương rất thích ăn thịt Tatu chín đai. Chính điều này đã khiến bệnh phong lây từ vật sang người.
Do đó, sau khi phát hiện ra Tatu chín đai, các chuyên gia đã tiến hành ngăn chặn loại virus khủng khiếp này hoành hành tại ngôi làng của lão nông.
Qua vụ việc này, các chuyên gia khuyên rằng, những loài động vật hoang dã quý hiếm như Tatu chín đai không được tùy tiện bắt giữ nếu tình cờ thấy chúng. Chúng có thể mang trong mình những loại virus truyền nhiễm rất đáng sợ.
Thay vào đó, người dân nên chủ động báo cáo cho các cơ quan liên quan ở địa phương và nhờ các chuyên gia xử lý, không chỉ vì sự an toàn của chúng ta mà còn để bảo vệ sự đa dạng của hệ thực vật và động vật trên thế giới.
Tham khảo: Sohu
https://kenhtingame.com/dat-bay-ke-trom-ga-lao-nong-bat-ngo-bat-duoc-sinh-vat-la-chuyen-gia-nhin-thay-mat-lap-tuc-bien-sac-20240622115047541.chn