Mia (biệt danh) là một cô gái Đài Loan bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những khái niệm quản lý tài chính của mẹ mình. “Mẹ tôi là người rất tiết kiệm, bà làm trong một hiệu sách nên lúc nào trong nhà cũng có nhiều sách cho tôi đọc. Lúc nhỏ, tôi được bà cho đọc một cuốn sách thiếu nhi có tựa đề: Tiền gửi ngân hàng của mẹ. Nội dung cuốn sách nói về một người mẹ dạy cho con gái mình kiến thức về tiền, không nên mua bất cứ thứ gì nếu bản thân không đủ khả năng chi trả”.
Đặt mục tiêu 30 tuổi để mua nhà, tìm cách tiết kiệm hết mức có thể
“Trước 30 tuổi, tôi muốn bản thân phải tự mua được căn nhà cho riêng mình”. Đây là lời Mia nói sau khi viết ra nhiều mục tiêu trong từng cột mốc cuộc đời mình.
Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp của Mia là làm biên tập viên với mức lương 21 nghìn đài tệ, điều chỉnh lương 2 nghìn đài tệ sau 3 tháng. Sau 3 năm, mức lương của cô là 27 nghìn đài tệ. Vào thời điểm đó, cô cùng chị gái sống nhờ nhà người thân, mỗi tháng cũng tốn 4 nghìn đài tệ chi phí lặt vặt các kiểu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, cô không ngừng tìm kiếm thêm nhiều nghề tay trái khác nhau. Trung bình mỗi tháng cô làm được từ 35 – 40 nghìn đài tệ. Sau khi nhảy việc và chuyển nhà tới một thành phố lớn hơn, mức lương của cô đã tăng lên 42 nghìn đài tệ và không quên nhận thêm nhiều công việc khác về nhà làm.
Nghĩ là làm, Mia quyết định thuê một căn hộ lớn có 3 phòng ngủ rồi chia sẻ với những người bạn của mình. Như vậy, cô vừa có thể trong một ngôi nhà rộng rãi, vừa tiết kiệm được tiền thuê nhà. Cô tận dụng mọi thứ có thể, ti vi đồng nghiệp tặng, máy giặt và tủ lạnh mua đồ cũ, nhặt được chiếc sofa trên đường phố đem về tân trang lại. Cô nhấn mạnh: “Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, bạn cần phải làm mọi cách”.
Nếu không mua nhà bây giờ thì sau này sẽ rất khó, trả nợ vay trong 10 năm
Cơ hội mua nhà đến với Mia vào năm 2003, một người bạn giới thiệu cô một căn nhà mặt đất có chỗ đậu xe giá 3,5 triệu đài tệ. Cô nói: “Tiền lương của tôi lúc đó chỉ có 45 nghìn đài tệ. Năm đó tôi 29 tuổi, nếu làm việc liên tục suốt 6 – 7 năm thì có thể trả hết số nợ. Tôi tính vay mẹ mình 1 triệu đài tệ trước mắt”.
Sau khi mua nhà, cuộc sống có thêm nhiều động lực để cố gắng. Lúc này, mục tiêu của cô là trả nợ nhanh chóng. “Có thể công việc sẽ không suôn sẻ mãi, miễn là tôi tiết kiệm được thì tôi sẽ trả được nợ”. Cô tính, nếu thu nhập mỗi tháng từ 50 – 60 nghìn đài tệ thì mất 10 năm để trả xong các khoản vay.
Những cách giúp Mia tiết kiệm được nhiều tiền
Sau khi trả hết tiền thế chấp, cô đã dựa vào cuốn sách có tựa đề “Quản lý mọi chi phí” và tiết kiệm được 3 triệu đài tệ. Với mức lương của mình, cô chia ra thành nhiều khoản cố định khác nhau. Trong đó, tiền biếu bố mẹ 8 nghìn đài tệ, tiền dự phòng 2 nghìn đài tệ, 10 nghìn đài tệ được cho vào chứng khoán, chi phí linh tinh như ăn uống bạn bè, tiền cưới hỏi… cũng có khoản riêng. Ngoài ra, cô quy định chi phí hằng tháng luôn ở mức thấp hơn 15 nghìn đài tệ. Giới hạn tiền chi tiêu hằng ngày là 500 đài tệ. “Nếu bạn chi ít cho hôm nay thì ngày mai bạn có thể chi nhiều hơn một chút”, Mia cho hay.
Ngoài ra, cô cũng tạo ra “phương pháp tài chính hộp bánh quy”. Mỗi khi quẹt thẻ, chẳng hạn như tiêu 1,5 nghìn đài tệ cho quần áo, cô sẽ lấy ngay 1,5 nghìn đài tệ tiền mặt bỏ vào trong hộp bánh quy. Cô giải thích: “Nhiều người đang mua đồ một cách bừa bãi vì có cảm giác như không phải tiêu quá nhiều tiền. Làm như vậy có thể nhắc nhở bản thân kiểm soát mức tiêu tiền”.
Mỗi năm, Mia ấn định tháng 7 sẽ đi du lịch trong hoặc ngoài nước. Trước đó, cô sẽ tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như số tiền dự kiến sẽ chi là 35 nghìn đài tệ thì cô sẽ cố gắng tiết kiệm 5 nghìn đài tệ mỗi tháng. Cô sẽ không chi tiêu nhiều hơn số tiền này khi đi du lịch. Trong những năm qua, cô thường du lịch đến Nhật Bản và nhận thấy mua sắm ở đây rẻ hơn Đài Loan. Ngoài ra, việc mua sắm này còn hoàn lại tiền thuế nên cô cảm thấy rất vui.
Trong cuộc sống hằng ngày, Mia cũng rất tiết kiệm, chẳng hạn như tiền điện chưa bao giờ vượt quá 1 nghìn đài tệ, cô không bật điều hòa mà sử dụng chiếu tre, thay bóng đèn điện bình thường thành đèn LED…
Khi muốn chi tiêu cái gì đó, cô tận dụng tốt thẻ tín dụng và các ứng dụng thanh toán di động có hỗ trợ hoàn phí, chẳng hạn như ngày 7/11 thường hoàn lại 20%. Cô cũng chú ý đến các sự kiện khuyến mãi để canh me săn đồ sale cần thiết.
Trong 5 năm qua, ngoài việc tiết kiệm tiền mặt thì cô còn đầu tư 900 nghìn đài tệ vào cổ phiếu và chia cổ tức 6% mỗi năm, bảo hiểm nhận được 40 nghìn tệ và 2 chỗ đậu xe là 6 nghìn tệ, cùng thu nhập thụ động thêm 10 nghìn đài tệ mỗi tháng. Cuối cùng, cô tính toán nếu tiếp tục duy trì như hiện tại thì ngoài việc trả hết nợ thì cô sẽ nghỉ hưu sớm trong vòng 5 năm nữa.
(1000 đài tệ = 784.000 VNĐ)