Phỏng vấn là bước rất quan trọng để quyết định xem bạn có được nhận vào công ty hay không. Đây không chỉ là hoạt động cần được xem trọng của nhà tuyển dụng mà còn đối với cả người ứng tuyển. Để biết xem liệu một công ty có phù hợp với bản thân hay không, khi đi phỏng vấn bạn nhất định nên hỏi 3 câu sau.
Hỏi về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là bầu không khí, tình đồng nghiệp trong một công ty gắn kết tất cả các nhân viên với nhau. Nó bao gồm các quy tắc về hành vi, giao tiếp, hoạt động, động lực, giá trị, và nhiều hơn nữa.
Bằng cách hỏi về văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể hiểu thêm về môi trường làm việc và hiểu được bạn sẽ cảm thấy thế nào trong môi trường đó. Môi trường làm việc là nhân tố rất quan trọng để quyết định xem bạn có thực sự phù hợp hay không. Chắc chắn một người ưa nhẹ nhàng sẽ không thích bầu không khí nhiều tiệc tùng hay luôn ồn ào, đổi lại một người ưa hoạt bát sẽ không thích bầu không khí tẻ nhạt và rời rạc.
Hỏi về một ngày làm việc điển hình của nhân viên
Điều quan trọng là phải tìm hiểu về những trách nhiệm hàng ngày trong công việc tương lai của bạn. Bằng cách đặt câu hỏi về một ngày làm việc điển hình của vị trí ứng tuyển, bạn có thể có thể hình dung hoàn chỉnh về ngày làm việc của mình sẽ như thế nào và bạn sẽ phải đối mặt với những trở ngại nào.
Ngoài ra, câu hỏi này sẽ cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy rằng bạn mong muốn được tham gia vào công ty và muốn hợp làm việc, cống hiến.
Hỏi về các bước tiếp theo của cuộc phỏng vấn
Sau một cuộc phỏng vấn, thông thường sẽ có một khoảng thời gian hồi hộp chờ đợi. “Kết quả buổi phỏng vấn sẽ được thông báo sau thời gian bao lâu? “Kết quả buổi phỏng vấn sẽ được thông báo qua điện thoại hay email hay thư tay?” Để tránh những chờ đợi vô ích, hãy nhớ hỏi nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn về bước tiếp theo của cuộc phỏng vấn.
Nếu họ hứa sẽ gọi cho bạn, hãy hỏi về ngày tháng và thời gian gần đúng của cuộc gọi. Nếu bạn phải trải qua một vòng khác, hãy tìm hiểu tất cả những cần thiết để có thể vượt qua. Đừng ngại hỏi thêm thông tin vì nó sẽ giúp bạn tránh bị thiếu sót và cảm thấy tự tin hơn.
Đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng tiềm năng sau cuộc phỏng vấn và hãy nhớ rằng: ngay cả khi bạn bị từ chối, đó không phải là lý do khiến bạn tuyệt vọng. Hãy hỏi nhà tuyển dụng về lý do từ chối - luật pháp cho phép bạn nhận được câu trả lời đầy đủ. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra và khắc phục nhược điểm của mình với tư cách là một nhân viên tương lai.