Gia đình thứ 1:
Khi đi ăn ở McDonald, tôi để ý có một gia đình vào cuối tuần nào cũng dẫn con gái tới đây. Gia đình này luôn khiến mọi người cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc. Từ đầu đến cuối, người chồng luôn nắm chặt tay vợ, thỉnh thoảng hôn má vợ trong lúc con gái không để ý. Lúc này, vợ anh ấy có phần xấu hổ và nhìn chồng bằng ánh mắt trìu mến. Khi nhìn thấy cảnh này, mọi người xung quanh đều tỏ ra ghen tỵ với gia đình nhỏ, người vợ thấy thế lại ngượng ngùng mỉm cười đáp lại. Cô con gái của họ trông rất ngoan ngoãn, lúc nào cũng vui vẻ cười đùa với cha mẹ mình.
Gia đình thứ 2:
Trong khi đó, ở bàn bên cạnh, tôi thấy một bầu không khí gia đình hoàn toàn khác. Một người mẹ dẫn con trai tới đây ăn kem. Qua cuộc nói chuyện điện thoại, tôi biết người vợ này đang nói chuyện với chồng trong điện thoại, đứa con trai cúi gầm mặt. Khi ngước lên nhìn khuôn mặt giận dữ của mẹ, cậu bé sợ hãi đánh rơi cả thìa kem. Thấy vậy, mẹ cậu bé tiếp tục mắng con trai và đùng đùng lôi cậu bé ra khỏi cửa hàng. Cậu bé cúi đầu suốt quãng đường đi và khuôn mặt như chỉ muốn khóc.
Khi nhìn thấy 2 hoàn cảnh gia đình đối nghịch nhau, tôi chợt nghĩ rằng tương lai và tính cách của 2 đứa trẻ sau này chắc chắn sẽ khác biệt hoàn toàn. Và vai trò của người bố, người mẹ là điều cực kỳ quan trọng trong việc quyết định số phận của một đứa trẻ sau này.
Tính cách của con cái bị ảnh hưởng như thế nào bởi cha mẹ mình?
Gia đình thứ 1:
Cô bé có tính cách dịu dàng, lịch sự, giàu lòng thương yêu. Những điều này có được là do cô bé được lớn lên dưới tình yêu ngọt ngào mà bố dành tặng cho mẹ mình mỗi ngày. Người vợ khi được chồng yêu thương như vậy, tự khắc họ muốn chia sẻ, lan tỏa điều đó với tất cả mọi người trong gia đình.
Khi trẻ em lớn lên trong gia đình giàu tình yêu thương, điều đó khiến chúng cảm thấy hạnh phúc và thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Trẻ hiểu được tình yêu và hạnh phúc đến từ những lời nói, cử chỉ của cha mẹ. Hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình như vậy đều rất lạc quan và cực kỳ hạnh phúc.
Gia đình thứ 2:
Khi sống trong một gia đình mà cha mẹ không hạnh phúc, cậu bé này lúc nào cũng buồn bã, chán nản. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái, khiến chúng cảm thấy bị ngột ngạt, bị tổn thương rất nhiều.
Khi người vợ không nhận được tình yêu từ chồng của mình, cô cũng không có năng lượng để chia sẻ tình yêu đó với con cái. Đứa trẻ sống trong một gia đình không có niềm vui, không có tiếng cười mà chỉ có tiếng khóc trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khủng khiếp về tâm lý. Đây là nguyên nhân sâu xa của những đứa trẻ có tính cách lầm lì, ít nói, trầm cảm, ích kỷ, thiếu tình thương do cách cư xử của cha mẹ mình.
Gia đình hạnh phúc thì con cái sẽ phát triển tâm lý rất tốt. (Ảnh: Baby-calendar)
Về vấn đề này, nhà giáo dục Suhomlinsky từng nói: "Nếu muốn giáo dục con cái, trước tiên người chồng phải học cách yêu vợ mình, thì người vợ sẽ yêu gia đình này hết mực".
Chỉ qua trường hợp gia đình điển hình trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được, những đứa trẻ lớn lên được bao bọc bởi tình yêu của cha mẹ, sẽ bắt chước mà yêu thương lại người khác y như thế. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường này thường có trí tuệ cảm xúc cao, là người có đầu óc. Chúng cũng sẽ biết đối xử với mọi người bằng tình yêu và sự ấm áp.
Sỡ dĩ nói tính cách của người mẹ quyết định phần lớn số phận của con cái, nguyên nhân được cho là mỗi lời nói và hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến trái tim của trẻ rất nhiều. Trong nhiều trường hợp thực tế, người cha không thay đổi được tính cách con cái nhưng người mẹ lại làm được. Đó là sợi dây liên kết khác biệt giữa mẹ con và cha con.
Nhà giáo dục Suhomlinsky nói thêm: "Khi cha mẹ nhìn con cái họ, họ cũng đang tự quan sát chính mình. Con cái chính là tấm gương phản chiếu chính cách giáo dục của cha mẹ".