Giải mã những bí ẩn chứng minh: Cương Thi là có thật tại Trung Quốc

Những câu chuyện bí ẩn về Cương Thi được ghi chép lại nhiều nhất là vào triều đại nhà Thanh. Trong hai quyển sách "Tử bất ngữ" và "Bút ký nghiệp vi thảo đường". Theo truyền thuyết, Cương Thi còn được gọi là di linh (linh hồn di động) ám chỉ những người đi làm ăn xa mong muốn sau khi chết sẽ được đưa về quê quán để chôn cất nhưng không thành.


Nguồn gốc của Cương Thi

Chuyện kể rằng vào những năm đầu của triều đại nhà Thanh, ở Tương Tây, Trung Quốc có một ngôi làng nhỏ sông dựa vào núi non, trong làng có một người bị trúng độc của xác chết do chuyên đi đào mộ. Tuy được một ông lão cứu nhưng vì làm nhiều chuyện sai trái nên hắn bị người dân trong làng đánh cho một trận rồi vứt ra sau núi.

Vài ngày sau, hắn lại trở về làng và xin cầu cứu nhưng không ai đồng ý giúp. Dân trong làng lại đánh cho hắn một trận rồi trói lên cây. Sau đó hắn chết ở trên cây, một buổi tối dân làng định mang xác hắn đi an táng thì phát hiện xác chết đã biến mất. Hắn đã biến thành Cương Thi. Vì thù hận người trong làng, hắn trở về giết hết mọi người. Một số người không chết nhưng bị hắn cắn nên cũng biến thành Cương Thi.


Phân loại Cương Thi và cách tự bảo vệ bản thân

Cương Thi vô thức, thuộc dạng Cương Thi hạ đẳng, hành động dựa vào bản năng, đa phần gặp loại này chúng ta chỉ nên “lơ đi mà sống” vì vốn dĩ nó không biết mình làm gì, cứ tấn công con người một cách vô ý thức. 

Cương Thi có ý thức, chúng hành động giống như người bình thường, có thể bay lượn tự do và đi xuyên qua các bức tường, di chuyển nhanh đến một địa điểm gần đó để lẩn trốn thầy pháp. Loại này thường nguy hiểm và ghê gớm nhưng cũng may là nó vẫn còn sợ một số vật dụng trừ tà như tỏi, trứng gà, nếp. Xét về quyền lực nó cũng đã hơn ma cà rồng một bậc vì chém đứt đầu nó cũng lắp lại như thường.


Qủy Cương Thi là chúa của Cương Thi, lúc này nó là một con quỷ hút máu kinh khủng nhất, không còn sợ bùa chú, gương bát quái, dây đỏ, trứng gà, mặc dù không sợ nếp nhưng chúng giẫm lên nếp là đứng yên, cũng may là nó vẫn còn sợ kiếm đào mộc. Loại này không sợ ban ngày, chúng có thể lội cả trong nước, nhảy một bước là qua một quả núi (vào lúc trăng sáng nhất). Lúc này nó đã có thể nhớ lại toàn bộ kí ức kiếp trước. Đây là con ma có quyền năng mạnh nhất, hoàn toàn đủ khả năng chiến thắng một ma cà rồng cấp cao vì nó không sợ ánh mặt trời nữa.


Những Cương Thi được các nhân chứng diện kiến

Cương Thi thường được mô tả mặc trang phục của quan chức đời nhà Thanh, với cánh tay luôn duỗi thẳng về phía trước do bị tê cứng và nhảy lò cò thay vì đi bộ hay bay là đà như những con ma thông thường.

Có một số người đã nhìn thấy rằng: 

"Một số cương thi trông giống người bình thường, số khác phân hủy nhiều hơn do đã chết từ lâu, có hàm răng sắc nhọn, móng tay dài, phát quang ánh sáng màu xanh lá cây. Cương thi khỏe hơn người bình thường, thậm chí có các kỹ năng bay và biến đổi thành sói."


Theo những câu chuyện thường được truyền miệng, Cương Thi được tạo ra từ xác chết theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như khi một người trải qua cái chết thảm khốc (tự tử, treo cổ, chết đuối) khiến linh hồn không thể rời khỏi cơ thể. Người chết không được mai táng, bị sét đánh hoặc bị một con vật (mèo) nhảy qua cũng sẽ biến thành cương thi và quay trở lại ám ảnh người sống, họ tha thiết và lưu luyến với những việc “không còn là của mình” ở kiếp trước. 

Câu chuyện về Cương Thi có thể xuất phát từ việc thật trong thực tế. Trong triều đại nhà Thanh, thi thể nhiều công nhân Trung Quốc chết xa nhà được hoàn trả về quê hương của họ. Một số người chuyên làm công việc này được mệnh danh là "người điều khiển xác chết". Vào ban đêm, hai người đàn ông khiêng trên vai chiếc quan tài bằng các cọc tre. Trong lúc di chuyển cọc tre cong xuống, nhìn từ xa trông giống người chết đang bật dậy. Đó cũng là nguyên nhân tạo ra những tin đồn về xác chết sống lại.


Các câu chuyện về Cương Thi có thể có rất nhiều dị bản, nhưng nhìn chung thì “cấu tạo” chúng đều gần giống giống nhau, những lời đồn được truyền tai nhau sẽ thành những câu chuyện đầy tình tiết huyền bí thu hút khách thập phương. Việc tôn trọng người đã khuất, không nên quấy rầy giấc ngủ ngàn thu cũng nên được tôn trọng trong nền văn hóa của các quốc gia châu Á. 

Theo Yan