Glycerin giúp cho hải sản trông có vẻ tươi ngon:
Hải sản nếu để bên ngoài 1 thời gian sẽ yểu và mất đi vẻ tươi sống của nó. Vì vậy mà các nhiếp ảnh gia đã sử dụng glycerin pha nước để hải sản trông có vẻ tươi ngon hơn, đánh lừa thị giác của người xem.
Dùng kem cạo thay thế kem đánh bông:
Khác với kem đánh bông, kem cạo râu sẽ không bị tan chảy nếu để lâu, vì vậy mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng nó để có những bức ảnh đẹp.
Xịt chất khử mùi để tạo độ sáng bóng cho trái cây:
Một số nhiếp ảnh gia còn sử dụng cả keo xịt tóc để tạo để bóng cho thức ăn
Nước sốt được pha với sáp:
Nhằm tạo ra những chén nước sốt đồng đều màu khi lên hình, người ta đã trộn sáp nấu chảy có nhiều màu khác nhau vào từng chén nước sốt.
Thuốc kháng axit dùng để tạo bọt gas:
Các loại nước ngọt có gas sau khi rót ra ly rất dễ bị bay hơi vì vậy mà người ta phải dùng viên trị chứng ợ nóng để bọt gas xuất hiện hiện tục.
Dùng khoai tây nghiền để giả kem:
Để tránh trường hợp kem bị tan chảy khi tiếp xúc với ánh đèn nóng của studio, người ta đã sử dụng khoai tây nghiền pha màu để thay thế kem thật. Kem giả gồm hỗn hợp bột, mỡ, si-rô, đường xay mịn và một số thành phần khác.
Dùng đường glucose để giữ độ ẩm cho mì:
Mì sau khi nấu chín sẽ rất nhanh khô nên người ta trộn đường glucose vào đó để trông bát mì có vẻ mọng nước và tươi ngon hơn.
Gà được nhồi bằng giấy vệ sinh:
Những con gà béo tròn, nhìn là muốn ăn ngay trong các quảng cáo không bao giờ được quay chín mà nó chỉ được nước sơ qua và được phết màu nước lên trên. Ngoài ra, để tạo độ căng tròn, người ta sẽ nhồi giấy vệ sinh vào trong bụng con gà.
Dùng xi đánh giày để tạo màu cho miếng thịt kẹp trong bánh hamburger:
Sự thật là tất cả những miếng thịt kẹp trong quảng cáo hamburger đều là thịt sống và chúng chỉ được rán khoảng vài giây với mục đích để thịt giữ được độ dày và căng mọng nước. Sau đó, người ta sẽ dùng một que sắt nung nóng vạch lên miếng thịt nhằm tạo cảm giác như thể đó là dấu cháy xém của vỉ nướng, tiếp đó là dùng xi đánh giày pha nước phết lên để tạo màu bắt mắt. Cuối cùng, người ta gắn những hạt mè trên mặt bánh bằng keo.
Chèn bìa các- tông vào bánh:
Đây là cách duy nhất để các lớp bánh không bị dính liền vào nhau và chảy nước. Họ còn dùng những chiếc tăm xỉa răng để cố định miếng bánh và cách làm này cũng được áp dụng với những lớp rau thịt trong chiếc bánh hamburger.
Dùng dầu động cơ để thay thế cho si rô rưới lên những đĩa bánh pancake:
Do loại bánh này hút si rô rất nhanh nên nếu sử dụng si rô thì các nhiếp ảnh gia sẽ không kịp chụp những tấm ảnh ưng ý vì vậy mà họ sử dụng dầu động cơ. Nếu không sử dụng dầu động cơ thì người ta sẽ xịt lên mặt bánh 1 loại hóa chất không thấm nước để bánh không hút si rô.
Dùng xà phòng để tạo bọt:
Trong các quảng cáo về cà phê, sữa… người ta thường sử dụng xà phòng để tạo bọt cho ly nước.
Dùng keo thay cho sữa:
Vì ngũ cốc rất dễ thấm sữa, chảy nhão ra hoặc chìm xuống dưới đáy tô nên người ta phải dùng keo để thay thế.
Thức ăn bốc hơi là nhờ khói giả:
Những đồ ăn trong studio không phải vừa mới nấu chín và cũng không nóng nên người ta sử dụng khói giả để tạo hiệu ứng cho chúng.
Đá viên đều bằng nhựa:
Đây là cách để nó khỏi tan chảy và nhiếp ảnh gia chụp bao lâu cũng được.