Ngoài việc lưu giữ ký ức tuổi thơ, nghề làm cốm truyền thống còn đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở làng cốm Tân Thành.
Nghề làm cốm là một trong những nghề truyền thống của nhiều hộ dân ở phường Tân Thành, TP Cà Mau (Cà Mau). Trước đó, người dân làm chỉ làm cốm khi nhà có đám, ngày Tết để làm quà biếu… Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã trở thành sinh kế cho nhiều hộ dân.
Bí quyết thơm ngon
Được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến gia đình bà Trần Thị Nâu (63 tuổi; ngụ khóm 5, phường Tân Thành), người có thâm niên trong nghề ở làng cốm Tân Thành.
Bà Nâu đang ngào cốm n.ổ với nước đường, gừng và hành phi
Bà Nâu cho cốm vào khung gỗ để cắt cốm thành từng miếng nhỏ
Bà Nâu cho biết trước đó gia đình ngoài việc làm nông thì còn làm thêm nghề dệt chiếu để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, khi chiếu hết thời thì cuộc sống gia đình bà lâm vào cảnh khó khăn.
Sau đó, bà Nâu mạnh dạn chuyển sang nghề làm cốm gạo để phát triển kinh tế, nhờ đáp ứng nhu cầu thị trường nên gia đình bà luôn có nguồn thu nhập ổn định.
Cốm được cho vào khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ
Cháu bà Nâu phụ cho cốm thành phẩm vào bịch ni lông
“Lúc đầu, nhiều khi tôi nản, muốn bỏ nghề vì mỗi ngày chỉ bán được khoảng 2 kg cốm thương phẩm. Nhưng được sự động viên của người thân cộng với sự quyết tâm, tôi đã vượt qua khó khăn để bám trụ với nghề cho đến hôm nay. Đặc biệt, khi thương hiệu cốm Tân Thành được nhiều người biết đến, tiếng lành đồn xa bạn hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua ngày càng nhiều hơn. Hiện, mỗi ngày tôi bán được trên dưới 30 kg cốm gạo thương phẩm, với giá 50.000 đồng/kg. Qua đó, tôi thu lãi trên dưới 600.000 đồng/ngày”, bà Nâu ch.ia sẻ.
Cốm gạo thành phẩm được cho vào bịch ni lông để giao cho khách
Nghề làm cốm vốn là công việc vất vả, người thợ làm cốm phải ngồi nhiều giờ để ngào cốm, cán cốm, cắt cốm và vô bịch… để có sản phẩm cung ứng ra thị trường. Vậy nên, những người có thâm niên trong nghề, thường bị đau lưng, tê chân… do ngồi lâu.
Cháu bà Nâu đang phụ giúp bà ngoại rang cốm n.ổ để giúp cốm được giòn
Theo nhiều người dân lớn tuổi ở địa phương, trước khi ngào cốm, người thợ phải rang cốm n.ổ trong chảo nóng và đảo cho thật đều tay để hạt cốm được giòn.
Sau đó, cho đường cát, hành lá, gừng xắt mỏng (tùy theo yêu cầu của thực khách), nước…. vào chảo rồi thắn hỗn hợp trên khoảng 15 phút trong lửa nhỏ. Khi đường chuyển sang màu vàng nhạt thì cho cốm n.ổ vào ngào thật nhanh và đều tay để cốm không dính vào nhau.
Khi cốm đến độ dính sẽ cho vào khuôn bằng gỗ, cho thêm đậu phộng và dùng chai thủy tinh cán đều. Tiếp theo là cắt cốm ra thành từng miếng nhỏ để cho vào bịch ni lông.
Ông Lương Minh Linh đang canh lửa để n.ổ cốm
Bà Thái Thị Cẩm Hồng (50 tuổi; ngụ khóm 4, phường Tân Thành), cho rằng: “Cách làm cốm của bà con nơi đây đa phần giống nhau, chỉ khác nhau ở công đoạn ngào nước đường và nguyên liệu. Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất, nó quyết định sự thành công của mẻ cốm ngon. Vậy nên, mỗi gia đình có bí quyết riêng trong công đoạn trên”.
Gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống
Nhiều du khách đến với Cà Mau thường ghé qua làng cốm Tân Thành tham quan, thưởng thức và mua món cốm gạo Tân Thành về làm quà cho người thân.
Ông Lương Minh Linh cho cốm vừa n.ổ vào bịch ni lông để giao cho khách
Chị Nguyễn Hồng Tâm (ngụ TP HCM), cho biết cốm gạo nơi đây rất giòn, vị ngọt nhẹ kết hợp với vị cay của gừng và mùi thơm của hành lá phi… hòa quyện vào nhau nên rất ngon.
Ông Linh mang cốm vừa n.ổ được ra xe cho khách
“Tôi sinh ra ở miền Tây, khi nhìn thấy cảnh n.ổ và ngào cốm tôi chợt nhớ về những ký ức tuổi thơ khi còn ở quê. Lúc nhỏ, khi có xuồng n.ổ cốm chạy ngang nhà, tôi thường đòi cha mẹ đổi gạo lấy cốm. Dù chỉ là món ăn bình dị và dân dã nhưng nó đã chứa đựng một thời thơ ấu của tôi và nhiều bạn cùng trang lứa”, chị Tâm tâm sự.
Ông Linh sáng tạo ra băng chuyền dùng mô tơ để quay máy n.ổ cốm
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Tân Thành, nghề làm cốm đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em lúc nông nhàn và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Hiện, trên địa bàn có khoảng 30 hộ dân tham gia vào làng nghề.
Cốm vừa n.ổ được cho vào bịch ni lông bán với giá 5.000 đồng/bịch
Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận nguồn vốn vay chính sách của nhà nước. Đồng thời, phối hợp cùng các cơ quan chức năng giới thiệu và tìm đầu ra cho cốm Tân Thành. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.