Cơn sốt giải cứu nông sản đang tràn ngập khắp Hà Nội, nhưng giải cứu có đơn giản là giải cứu, hay chỉ là mượn mác giải cứu để bán hàng kém chất lượng của những người bán hàng thiếu lương tâm?
Trong suốt hơn 1 tuần qua, cơn sốt "giải cứu" tràn ngập khắp các con phố Hà Nội, linh đình trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Cơn sốt bắt nguồn khi dịch Covid-19 xuất hiện ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, việc thông thương hàng hóa cũng bị trì trệ, ảnh hưởng nặng nề.
Thế nên, nhiều tiểu thương tranh thủ mang hoa quả, nông sản đến các thành phố lớn như Hà Nội để bán gỡ gạc lại vốn liếng. Hầu hết họ đều căng băng rôn, biển "Giải cứu dưa hấu cho nông dân miền Trung", "Giải cứu sầu riêng", "Giải cứu khoai lang", "Giải cứu tôm hùm"... nhưng tấm băng rôn đó nhanh chóng nhận được sự đồng cảm của nhiều người dân, chung tay giúp đỡ bà con nông dân.
Hàng loạt nông sản treo biển giải cứu trên đường |
Có những địa điểm giải cứu thật nhưng cũng có không ít những người mượn danh giải cứu để bán hàng online trên mạng xã hội. Không ít dân mạng chia sẻ công cuộc giải cứu dưa hấu, tôm hùm và gần nhất là sầu riêng với những cái kết không biết cười hay khóc.
Chuyện mua dưa hấu giải cứu, bỏ 8k để mua 1kg dưa hấu nhưng nhận về quả dưa non, nhạt thếch... ừ thì thôi với mức giá đó thì chấp nhận giải cứu giúp bà con. Nhưng đến loại quả "vua của các loại quả" như sầu riêng quảng cáo cơm vàng hạt lép nhưng về bổ ra chỉ toàn vỏ là vỏ... Lúc này thì niềm tin của những người giải cứu đã bị đổ sạch xuống sông xuống bể.
Câu chuyện giải cứu không phải chỉ đến khi có dịch Covid-19 mới xuất hiện mà cứ đều đặn hàng năm, năm nào cũng có phong trào giải cứu rầm rộ. Cứ khi thị trường Trung Quốc gặp vấn đề về xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam lại lao đao, cần người dân trong nước giải cứu.
Nhà nhà bán hàng online giải cứu sầu riêng |
Dở khóc dở cười cảnh giải cứu sầu riêng |
Dưa hấu mua của 1 thương lái trao băng rôn giải cứu |
Tuy nhiên, trước mỗi chiến dịch giải cứu, mỗi người cũng cần thận trọng vì ngày nay, không ít thương lái, người bạn lợi dụng chữ giải cứu để tăng lượng tiêu thụ bằng cách bán hàng kém chất lượng, dưới cái mác giá rẻ, hàng tồn đọng.
Mặt khác, những người nông dân cũng nên có phương án để hạn chế phụ thuộc vào các chiến dịch giải cứu, cần có kế hoạch để nông sản không bị tồn đọng. Vì giải cứu nhiều lần, người dân sẽ mất dần lòng tin vào 2 chữ "giải cứu", lâu rồi sẽ không ít người thờ ơ, mặc kệ, lúc ấy thì biết kêu ai, ỉ lại vào ai!
Cô gái quay clip tỏ tình với "ck yêu" 8 năm trước, giờ đã lấy đúng anh chồng, cuộc sống viên mãn