"Lisa Việt Nam" CiiN Thảo Ly bị nghi ngờ mắc "bệnh hiếm", tình trạng đã tiến triển rõ mồn một trên gương mặt

Thái đọ của cô nàng khi được fan hâm mộ hỏi thăm tình hình cũng khiến nhiều người phải đắn đo, suy ngẫm.

Mới đây trong một clip biến hình trên TikTok, cô nàng dancer CiiN Thảo Ly đã để lộ mặt mộc với netizen. Không nhờ cậy sức mạnh son phấn hay app chỉnh ảnh nhưng nhan sắc mộc mạc của cô vẫn nhận về nhiều lời khen của netizen. Tuy nhiên, nhiều người cũng nhanh chóng nhận ra 1 điểm đặc biệt là phần lông mày và lông mi bên trái của CiiN có màu khá nhạt, gần như bạch kim.



Lông mày và lông mi của CiiN nhìn rất nhạt, có màu gần như trắng


CiiN sau khi biến hóa lại trở lại hình ảnh xinh đẹp như thường thấy

Ngay sau đó các fan cứng của cô nàng đã cho biết hot TikToker bị bệnh "bạch biến".  Thông tin này cũng từng được Ngô Đình Nam - bạn thân của CiiN chia sẻ. Về phần mình, CiiN không giải thích gì thêm mà chỉ thả icon mặt cười cho bình luận "Hiểu tại sao chị để mái rồi" như một sự đồng tình. 




Nhiều người nhanh chóng nhận ra điểm khác lạ của cô nàng


Trước sự quan tâm của fan hâm mộ, CiiN mỉm cười ngầm cảm ơn

Nhiều người hay theo dõi CiiN cho biết khá bất ngờ khi biết cô nàng mắc căn bệnh này. Bởi mới cách đây không lâu, CiiN cũng quay clip khoe mặt mộc và không hề có sự khác lạ nào. Cô nàng cũng thường xuyên trang điểm rất đậm nên gần như không thấy có dấu hiệu gì của căn bệnh này. 


Mặt mộc của CiiN cách đây không lâu không cho thấy dấu hiệu gì bất thường



CiiN thường trang điểm rất đậm nên không dễ nhìn ra cô bị biến đổi màu da hay lông mi



Nhan sắc của CiiN Thảo Ly thăng hạng hơn nhiều hậu thẩm mỹ

Bệnh bạch biến làm mất hoặc suy giảm sắc tố ở da, khiến các vùng da bị ảnh hưởng sẽ có biểu hiện nhạt màu hơn so với vị trí khác trên cơ thể. Ở những vùng da bị bạch biến, không những màu da mà màu tóc hoặc lông cũng có thể bị bạc theo. Tuy nhiên tính chất của da cũng  tương tự như những vùng lành (không bị sần sùi, mụn nhọt hay nhăn nheo,...).

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh bạch biến là do các tế bào sắc tố ở da bị sụt giảm về chất lượng lẫn số lượng. Đây là các tế bào đóng vai trò trong việc sản xuất melanin - các hạt quyết định màu sắc của da ở một người. 

Khi mắc bệnh bạch biến thì số lượng của những tế bào sắc tố sẽ ít hơn, hoặc có khi số lượng của chúng không đổi nhưng hiệu quả làm việc giảm sút, hạt melanin vì thế cũng giảm theo. Hệ quả là một số vùng da bị nhạt màu hơn hẳn so với những vùng da còn lại. 

Hiện nguyên nhân khiến các tế bào sắc tố da bị suy giảm số lượng và chất lượng vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên có một vài giả thiết như do di truyền, người mắc các bệnh về tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh về gan tụy, do tác dụng phụ khi dùng thuốc ức chế miễn dịch, tiếp xúc với hóa chất độc hại, bệnh nhân nhiễm trùng, nhiễm siêu vi,...

Có khoảng 1% dân số thế giới bị mắc bệnh bạch biến. Bệnh này không có tính lây nhiễm và không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên như đã đề cập, bệnh sẽ khiến người mắc cảm thấy tự ti về ngoại hình, từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý. 

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh bạch biến nhưng bệnh nhân cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh thông qua một số biện pháp như dùng kem bôi, uống thuốc, ghép da, điều trị bằng tia laser,...

Theo kenh14