Chẳng phải bỗng dưng bộ manga này được ví như tự sự của hội “gái ế” tuổi 33, nó từng đoạt giải thưởng được mệnh danh là "Oscar truyện tranh", tức giải thưởng Eisner Award.
- Cười nghiêng ngả với những "kiệt tác nghệ thuật" của trẻ khi vẽ về cha mẹ và vạn vật
- Bộ tranh về những khoảnh khắc ấm áp của tình mẫu tử chạm vào mọi trái tim
- 16 khoảnh khắc hài hước khi các nhóc tì không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ ập đến
"Tokyo Tarareba Girls" (phiên âm tiếng Nhật: Tōkyō Tarareba Musume, tạm dịch tiếng Anh: "Tokyo 'What If' Girls") là bộ josei manga được viết và minh họa bởi Akiko Higashimura, đăng nhiều kỳ trên tạp chí Kodansha's Kiss từ tháng 3/2014 đến tháng 4/2017 và sau đó được thu thập thành 9 tập truyện. Manga đã được phát hành bằng tiếng Anh bởi Kodansha USA và đã giành giải thưởng Eisner Award cho Ấn bản Quốc tế tiếng Anh hay nhất từ châu Á năm 2019.
Giải thưởng Eisner Award có tên đầy đủ là The Will Eisner Comic Industry Awards, trao giải cho những thành tựu sáng tạo trong lĩnh vực truyện tranh của Mỹ, thường được ví như giải Oscar dành cho lĩnh vực truyện tranh. Giải thưởng tổ chức lần đầu vào năm 1988, lấy tên của nhà văn - họa sĩ Will Eisner - người tiên phong trong ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ.
"Tokyo Tarareba Girls" đã có phiên bản chuyển thể live-action dài 10 tập phát sóng trên Nippon TV từ năm 2017. Bộ manga cũng truyền cảm hứng cho 3 bộ manga phụ được viết và minh họa bởi Higashimura và được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Kiss gồm "Tarare-Bar" (2017 - 2018), "Tokyo Tarareba Girls Returns" (2018) và "Tokyo Tarareba Girls Season 2" (2019 - 2021). Trong số này, phần phụ thứ hai "Tokyo Tarareba Girls Returns" cũng đã được cấp phép phát hành bằng tiếng Anh bởi Kodansha USA.
Tạo hình các nhân vật của "Tokyo Tarareba Girls" phiên bản live-action.
Trên một diễn đàn MXH về truyện tranh mới đây, một bài viết thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng đã có những nhận xét thú vị về bộ manga này, ví tác phẩm là "Tự sự của hội “gái ế” tuổi 33: cao thì không tới thấp không thông, có sự nghiệp mà kém may mắn trong tình yêu": "Không chỉ khắc họa thành công những câu chuyện nghiệt ngã về đời sống mà tác phẩm nói lên tiếng lòng của chị em thời hiện đại, khao khát được yêu và trở thành một người phụ nữ tuyệt vời...
Câu nói “ghét của nào trời trao của đấy” dường như ứng nghiệm vào cuộc đời độc thân buồn chán của cô nàng Rinko. Rinko là người phụ nữ tham vọng, cống hiến hết mình cho sự nghiệp nên không có thời gian yêu đương. Đồng thời cô cũng đòi hỏi quá cao về mẫu bạn trai lý tưởng (một điều không tưởng) nên khó mà thỏa hiệp với những anh chàng ở tầm trung...
Ngoài chuyện tình sóng gió, đầy biến cố của Rinko, tác giả cũng xây dựng kịch bản thú vị, hấp dẫn về hai cô gái khác trong nhóm ế. Mỗi người đều có những rắc rối riêng, rất “đời thường” và “khó nói”, thậm chí bị lên án trong xã hội... Tình yêu đôi khi không đẹp như ta nghĩ, có những góc khuất và sự mù quáng riêng, biết là sai trái mà vẫn “lao vào” như con thiêu thân trong ngọn lửa".
Tạo hình nhân vật dễ thương của "Tokyo Tarareba Girls". (Ảnh: Từ Lãng)
Manga "Tokyo Tarareba Girls" xoay quanh 3 cô gái độc thân, có công việc ổn định và mong muốn kết hôn trước khi Thế vận hội Tokyo 2021 diễn ra là Kamata Rinko, Yamakawa Kaori và Torri Koyuki. Cô nàng Rinko, 33 tuổi, là nhà biên kịch phim tài năng, vừa trải qua cú sốc khi biết bạn trai cũ ngỏ lời cầu hôn với cô trợ lý trẻ cùng công ty, cảm thấy tiếc nuối khi từ chối lời cầu hôn của anh chàng năm xưa - người giờ đây trở nên giàu có, có danh tiếng trong ngành giải trí. Cô đã rủ hội chị em tham gia các buổi hẹn hò, mai mối chóng vánh với hy vọng tìm được đối tượng kết hôn phù hợp nhưng thực tế lại không như họ nghĩ mà rất phũ phàng...
Một số cư dân mạng đã đọc bộ manga này cũng đồng tình với những nhận xét trên và chia sẻ: "Chs tác giả vẽ bộ nào đọc cũng hợp gu hết á cay..."; "Chắc mình sẽ k đọc nổi truyện này. Vì mình 30 đây, có nguyên 1 hội ham chơi nghèo và ế. Đi làm có tiền thì đắp vào người, mua skincare đi ăn nhà hàng đi du lịch đu ai đồ chứ rảnh đâu..."; "Live-action drama có 1 tập special chiếu năm 2020 có cái kết khá trọn vẹn cho Key và Rinko nha.".../.
"Chóng mặt" với loạt "phake" Hàn Quốc của manga huyền thoại "Nữ hoàng Ai Cập" Đến thời điểm hiện tại, cộng đồng fan bộ manga huyền thoại "Nữ hoàng Ai Cập" ở Hàn Quốc vẫn đang gánh chịu những hậu quả từ việc sao chép, đạo nhái manga bừa bãi vào thập niên 1980 khi các đơn vị xuất bản tham lam ở xứ sở kim chi đã phát hành hàng loạt bộ truyện "phake" tác phẩm của họa sĩ Hosokawa Chieko... Xem thêm tại đây! |
MỤC LỤC [Hiện]