Câu chuyện khó xử của gia đình đã được một cô gái chia sẻ lên diễn đàn WeddingBee.
"Tôi chuẩn bị kết hôn với một người đàn ông tuyệt vời tên John mà tôi đã gặp cách đây khoảng 2 năm. Chúng tôi đã có một chuyện tình thực sự lãng mạn, tôi không cầu mong điều gì hơn thế", cô gái cho hay.
Theo lời kể của cô, John rất gần gũi và thân thiết với gia đình cô. Họ thường xuyên cùng nhau đi leo núi hoặc cắm trại. Đặc biệt, mẹ của cô gái và con rể tương lai đều có chung niềm đam mê với bộ môn tennis. Cả hai thường dành những ngày cuối tuần để cùng ra sân chơi.
Thế nhưng, một ngày mẹ cô đột nhiên nói rằng bà sẽ không tới tham dự đám cưới của cô được. Việc này khiến cô cảm thấy vô cùng khó hiểu, không biết liệu mẹ đang gặp vấn đề khó nói hay có điều bất mãn gì hay không. Người mẹ sau đó đã thú nhận bản thân có tình cảm với bạn trai của con gái.
"Mẹ nhìn thấy tôi về nhà, lập tức suy sụp và bật khóc. Mẹ nói rằng bà có tình cảm với John. Mẹ nói không còn tình cảm với bố và thấy cuộc hôn nhân với bố tôi đã nguội lạnh từ nhiều năm nay. Chính John đã mang lại cảm giác khác lạ và mới mẻ mà bà chưa từng cảm nhận được từ bố tôi", cô gái nói.
Lời thú nhận trong nước mắt của mẹ khiến cô gái sững sờ không nói nên lời. Người mẹ thấy vậy lập tức khẳng định giữa bà và con rể tương lai không phát sinh chuyện gì, chỉ là tình cảm đơn phương từ phía bà. Do đó, người mẹ từ chối tới dự đám cưới của con gái, bên cạnh đó sẽ cố gắng giữ khoảng cách với John cho tới khi tình cảm của bà được giải quyết ổn thỏa.
Cô gái kể thêm: "Tôi rời khỏi nhà, sau đó kể cho John mọi chuyện. Anh ấy đã gọi điện cho mẹ tôi, nói rằng chuyện tình cảm đó là không phù hợp, đồng thời làm rõ hai người không xảy ra chuyện mờ ám. Mẹ tôi nghe vậy liền bật khóc và liên tục nói 'Mẹ biết, mẹ biết'".
Bạn trai kể từ khi biết chuyện đã bắt đầu giữ khoảng cách với cô gái. Về phía bố của cô, sau khi nghe con gái kể lại mọi chuyện, ông nhanh chóng dọn đồ rời đi và thuê phòng khách sạn để ở, cho biết chỉ trở về khi vợ được trị liệu tâm lý ổn định.
Hàn gắn mối quan hệ gia đình bằng thấu hiểu và sẻ chia
Mối quan hệ gia đình ẩn chứa bao điều kỳ diệu cùng những phức tạp dễ đẩy đến những khoảnh khắc bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí đôi khi ta cảm thấy người thân lại chính là người đang kịch liệt chống lại mình.
Không có sự sẻ chia và thấu hiểu từ hai phía là nguyên nhân gây ra phần lớn những bất đồng trong đó. Tất cả mâu thuẫn đều phụ thuộc vào góc nhìn và thái độ của người trong cuộc.
Trong gia đình, bạn sẽ phải học cách đón nhận hoàn cảnh và mở lòng. Để đạt được thỏa thuận trong một cuộc xung đột, việc lắng nghe vô cùng cần thiết. Lắng nghe một cách tích cực giúp bạn hiểu được thông điệp đằng sau những lời nói khó nghe của người kia.
Thông điệp thật sự thường bị ngụy trang trong cơn giận dữ, làm thổi lên những mâu thuẫn gay gắt và gây tổn thương. Vì vậy, hãy giữ cho mình cái đầu lạnh để nhìn nhận và giải mã cảm xúc của các thành viên trong gia đình.
Ảnh minh hoạ
Để cảm nhận được sự an toàn, cần đảm bảo 3 yếu tố chính là tình yêu thương, sự chấp nhận và sự ổn định.
Có 5 "ngôn ngữ yêu thương" căn bản. Một trong số đó là thông qua lời nói, lời khen ngợi, lời cảm ơn vì các hành động giúp đỡ, chia sẻ.
Sự chấp nhận cũng rất quan trọng. Nhu cầu được thừa nhận, được thuộc về gia đình của mỗi người rất lớn. Một đứa trẻ sẽ thích được cha mẹ ca ngợi những thành tựu ở trường lớp, được ghi nhận sự cố gắng khi phụ giúp việc nhà. Trong khi đó một người vợ, người mẹ sẽ thấy hài lòng khi được ghi nhận với vai trò là người vun vén cho gia đình. Còn đối với người chồng, người cha, đó là mong muốn được thừa nhận về tài chính, là tấm gương của con cái và có tiếng nói trong gia đình.
Ngoài ra, để duy trì sự ổn định trong gia đình, bạn cần hạn chế những biến cố, xung đột gây ảnh hưởng đến tinh thần của mỗi người. Bạn cần xây dựng, thống nhất nguyên tắc ứng phó với các vấn đề xung đột và bất đồng thường gặp. Việc đưa ra những nguyên tắc thống nhất chung sẽ giúp mỗi thành viên cảm thấy được tôn trọng, được có quyền hạn công bằng trong các vấn đề của gia đình, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các nguyên tắc.
Bên cạnh việc chấp nhận đối phương và mong muốn đối phương cũng chấp nhận quan điểm của mình, việc nhìn ra được điểm chưa tốt ở bản thân đồng thời thay đổi chúng cũng là điều quan trọng.
Cuối cùng, không nhất thiết bắt đối phương trở thành đồng minh của mình, nhưng hãy nỗ lực để triệt tiêu đi thái độ khó chịu sau những lần bất đồng quan điểm giữa các thành viên. Không dễ để hòa hoãn những cuộc chiến, song vì là một gia đình, nên hãy trao đổi để thấu hiểu những mục tiêu và cùng phấn đấu.