George Psalmanazar (1679-1763) và câu chuyện Người Formosan đầu tiên đến châu Âu
Đây là kẻ được mệnh danh là người nói dối tài năng nhất từ trước đến nay, Psalmanazar đã lừa cả nước Anh trong một thời gian rất dài với những câu chuyện bịa đặt cực kỳ hấp dẫn.
Ông ta tự nhận mình là một kẻ ngoại đạo, lần đầu đặt chân tới châu Âu. Ông ta nói một thứ tiếng cực kỳ trôi chảy nhưng không một ai hiểu được, ăn mặc kỳ cục khác người và luôn thực hiện những nghi thức kỳ dị.
Psalmanazar nói mình đến từ hòn đảo Formosan xa xôi, nơi ông ta từng bị một bộ lạc bắt làm tù binh. Thậm chí, để tăng độ tin cậy cho câu chuyện của mình, ông ta còn viết một cuốn sách có tên là “Mô tả về lịch sử và địa lý đảo Formosan”. Trong sách anh mô tả hòn đảo Formosan là nơi những người đàn ông lúc nào cũng gần như trần truồng và món ăn yêu thích của họ là rắn. Nghe có vẻ rất hoang sơ đúng không nào.
Chưa hết, ông ta còn đi khắp nơi để thuyết trình về lịch sử và ngôn ngữ của vùng đất kỳ lạ do chính y bịa ra thậm chí còn dịch các tác phẩm văn học về vùng đất hư cấu ấy.
Tất cả chỉ dừng lại khi đến năm 1706, bản thân ông ta cảm thấy quá mệt mỏi và chán trò bịp bợm ấy nên quyết định thú thật với bạn bè và mọi người.
Mary Baker và câu chuyện Công chúa Caraboo bị bắt cóc
Năm 1817, một người thợ đóng giày ở Anh đã tìm thấy một cô gái trong trang phục kỳ lạ và đẹp mắt. Cô gái này nói thứ tiếng không ai hiểu nổi.
Sau đó, một phù thủy người Bồ Đào Nha đã xâu chuỗi được phần nào câu chuyện. Rằng cô gái này là công chúa có tên Caraboo, cô đến từ hòn đảo Javasu của Ấn Độ Dương. Cô bị bọn cướp biển bắt cóc nhưng may mắn trốn thoát khi thuyền đi qua kênh Bristol và cô may mắn trôi dạt được vào bờ.
Chỉ trong thời gian rất ngắn, câu chuyện về cô công chúa lưu lạc này đã trở thành chuyện hay ho nhất của cư dân nơi đây. Cô gái này sử dụng cung tên giỏi, leo cây thành thạo, hát bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ và cầu nguyện với vị chúa trời cô gọi là Allah Tallah.
Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi thân phận cô công chúa bất hảo này được phơi bày. Công chúa Caraboo té ra chỉ là con gái của ngượi thợ đóng giày. Cô ta là hầu gái trong các cung điện, và cô ta cũng tự bịa ra ngôn ngữ kỳ quái và thêu dệt nó thành câu chuyện như thật vậy.
Wilhelm Voigt (1849-1922) và câu chuyện Viên đại úy vùng Kopenick cùng nhiệm vụ mật
Đây được coi là vụ án hài hước, ly kỳ nhất trong lịch sử. Năm 1906, Voigt mua một bộ quân phục đại úy tại Kopenick, sau đó đến gần các doanh trại quân đội.
Tình cờ hắn ta gặp 2 tiểu đội lính cảnh vệ, ông ta bèn giơ ra một mệnh lệnh khẩn cấp được làm giả trong đó viết rằng ông ta được sử dung bất kỳ đơn vị quân đội nào để điều động làm nhiệm vụ đặc biệt.
Hai tốp lính này tin theo và nghe lệnh viên đại úy rởm. Họ đã cùng ông ta đến Kopenick. Sau khi đến nới, viên đại úy này đã ra lệnh đánh chiếm Tòa thị chính, Kopenick thời gian đó là một thành phố tự trị.
Giống như một trò đùa, Voigt và lính của mình đã đánh chiếm thành công nơi đây. Họ bắt giam Thị trưởng, phong tỏa tuyến đường ra vào thành phố và cắt đứt liên lạc với Berlin. Ông ta đã cho ra lệnh gom tất cả tiền của thành phố lên tới 4.000 mác (khoảng 50 triệu đồng hiện tại).
Sau khi ra lệnh cho toán lính giữ hiện trường, hắn ta ra ga tàu trốn biệt tăm.
Thế nhưng hắn ta vẫn bị bắt lại, bị kết án 4 năm tù giam vì tội tấn công vũ trang và cướp tiền. Tuy nhiên tới năm 1908, hắn đã được thả tự do trước thời hạn theo một chỉ thị đặc biệt của Hoàng đế Đức.
Cassie L. Chadwick (1857-1907) và câu chuyện Đứa con ngoài giá thú của Vua Thép
Cassie L. Chadwick sinh tại Canada. Người phụ nữ này tự nhận mình là con ngoài giá thú của Andrew Carnegie, một trong 3 người giàu có nhất trong lịch sử thế giới và có danh hiệu là Vua Thép.
Trong suốt 8 năm, bằng câu chuyện xuyên tạc như thế, bà ta đã thực hiện nhiều khoản vay ngân hàng với tổng trị giá lên đến 20 triệu USD. Năm 1904, vụ lừa đảo của bà ta bị phát giác khi ngân hàng H. B. Newton, chi nhánh Boston đệ đơn kiện.
Bà ta bị bắt ngay tại căn hộ của mình, trong người bà ta khi đó đang giấu 100.000 USD. Tổng khoản nợ của bà ta lúc đó lên tới gần 5 triệu USD. Bà ta đã bị kết án 14 năm tù và phạt 70.000 USD vì tội lừa đảo.
Joseph Whale (1875-1976) và cú lừa tới những ông trùm
Đây là một phi vụ lừa đảo có tổ chức và chuyên nghiệp nhất trong lịch sử.
Whale và vụ Ngân hàng thương mại quốc gia Munsee nổi tiếng đến mức không ai ở vùng đó lại không biết. Thời gian đầu, ngân hàng này có địa điểm tại đây. Nhưng khi ngân hàng này chuyển chi nhánh, ngay lập tức Whale đã thuê lại miếng đất cũ và thành lập một 'ngân hàng ảo'.
Hắn ta là thiên tài về tổ chức, bởi hắn đã thuê về một đám du thủ du thực và đóng giả thành nhân viên ngân hàng với các giao dịch hệt như thật.
Một vị khách đã trúng câu. Ông ta chứng kiến một vở kịch diễn cảnh giao dịch hết sức chuyên nghiệp do các “nhân viên” của Whale thực hiện. Bị thuyết phục trước không gian làm việc chuyên nghiệp đó, vị khách này đã quyết định mua khu đất và trao cho Whale 400 nghìn USD bằng tiền mặt mà không hề hay biết giấy tờ mình đang giữ chỉ là đồ giả.
Sau đó, sự việc được phát giác, ông ta bị bắt và ngồi tù 10 năm.
Victor Lustig (1890-1947) - Kẻ hai lần rao bán tháp Eiffel
Victor Lustig là một thiên tài thực sự, khi mới tốt nghiệp phổ thông, ông ta đã thông thạo 5 ngoại ngữ: Séc, Anh, Pháp, Đức, Ý. Hắn ta được mệnh danh là tên tội phạm vĩ đại nhất mọi thời đại, sử dụng tới 45 tên giả. Chỉ riêng tại Mỹ, Victor Lustig đã bị bắt 50 lần, nhưng sau đó luôn được thả do không có bằng chứng để kết tội.
Năm 1925, khi biết về những khó khăn tài chính lớn của Tòa thị chính Paris trong việc trùng tu tháp Eiffel, Lustig đã nghĩ ra một kế hoạch táo bạo.
Lustig đã làm giả giấy tờ và tự nhận mình là Thứ trưởng Bộ Bưu điện Pháp. Sau đó, hắn ta gửi giấy mời giả đến 6 nhà tư bản ngành luyện kim để mời họ tới một khách sạn sang trọng để bàn bạc về số phận tháp Eiffel. Tại đây Lustig nói rằng, do chi phí tu sửa tháp Eiffel quá lớn nên chính phủ đang dự định sẽ bán tòa tháp làm sắt vụn thông qua một cuộc đấu giá kín. Hắn ta còn dặn dò 6 người tham dự giữ kín vụ buôn bán này.
Cuối cùng, quyền dỡ tháp thuộc về triệu phú Andre Poisson, sau khi ông ta trao cho Lustig một khoản tiền lên đến 50.000 USD.
Cho đến khi ông ta đưa công nhân đến dỡ tháp mới vỡ lẽ là bị lừa, còn tên Lustig đã cao chạy xa bay với số tiền khổng lồ. Andre Poisson bị sốc vì xót của nhưng sợ mất mặt nên đành im lặng.
Năm 1930, hắn ta trở lại Pháp và lên kế hoạch bán tháp Eiffel một lần nữa. Phi vụ lừa bán tháp Eiffel lần thứ hai này cũng trót lọt và ông ta đã bỏ túi 75.000 USD một cách dễ dàng.
Thế nhưng đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, cuối cùng hắn ta cũng phải vào tù, nhưng tiếc là hắn bị bắt với tội làm tiền giả chứ không phải tội lừa đảo kia. Năm 1947, Lustig qua đời vì bệnh sưng phổi.
Ferdinand Waldo Demara (1921-1982) - Bậc thầy mạo danh
Động cơ của Demara không phải là lừa đảo mà đơn giản chỉ là hắn ta muốn hòa nhập và mọi tầng lớp trong xã hội.
Dù trình độ học vấn thấp, nhưng Demara có thể nhập vai cực kỳ xuất sắc trong bất cứ vai trò nào mà ông ta chọn lựa.
Vai diễn nổi tiếng nhất của Demara là vai bác sĩ phẫu thuật Joseph Kear, hoạt động trong thời gian diễn ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên. Các bệnh nhân của y lúc đó đều được chữa trị bằng những liều kháng sinh hào phóng.
Ông ta chỉ bị phát hiện khi bị mẹ của bác sĩ Oseph Kear thật phát hiện và báo cho chính quyền.
Ferdinand Demara mất năm 1982 thọ 61 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của con người này đã được viết thành truyện và được dựng thành bộ phim có tên The Great Imposter.
Frank Abagnale (1948) - Kẻ lừa đảo hoàn lương vĩ đại nhất thế giới
Frank Abagnale là một tên cướp lừng danh và cực kỳ giỏi. Dù chưa đầy 20 tuổi, nhưng bằng những tấm séc ngân hàng tự làm giả, Frank Abagnale đã cuỗm gần 5 triệu USD của các ngân hàng khác nhau.
Abagnale đã trải qua rất nhiều vai diễn như giáo sư xã hội học, bác sĩ nhi khoa trong một bệnh viện ở bang Georgia... Thế nhưng lừng lẫy nhất phải kể đến việc ông ta tự làm giả bằng tốt nghiệp của Đại học Tổng hợp. Rồi được nhận làm việc tại văn phòng của Tổng chưởng lý bang Louisiana. Năm 21 tuổi, Abagnale bị bắt, nhưng sau đó đã được tha.
Về sau, thiên tài lừa đảo này đã được FBI tuyển vào với vai trò là chuyên gia chống làm giả. Cuộc đời ông trở thành cảm hứng để dựng nên bộ phim nổi tiếng Catch me if you can (Bắt tôi nếu có thể) với sự tham gia của tài tử Leonardo DiCaprio.
Theo Yan.vn