Nhận được 18,2 tỷ đồng do chuyển khoản nhầm, người đàn ông tiêu hết chỉ trong 3 ngày rồi bị khởi kiện, tòa án tuyên bố: Ngân hàng phải bồi thường 3,6 tỷ

Sau khi điều tra, tòa án Trung Quốc cho rằng ngân hàng đã sai sót nghiệp vụ trước, dẫn tới sự việc chuyển nhầm tiền này.

Trong mắt nhiều người, nhân viên ngân hàng được đào tạo chuyên nghiệp lâu dài và khó có thể mắc lỗi khi xử lý công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng cũng là người bình thường, sai sót trong hoạt động kinh doanh thực tế là điều không thể tránh khỏi.

Trước đây, tại Trung Quốc, truyền thông đưa tin về việc một nhân viên ngân hàng đã chuyển nhầm 500 NDT thành 5 triệu NDT khi chuyển tiền cho khách hàng. Ngay sau đó, khách hàng đã phung phí hết số tiền đó trong thời gian ngắn ngủi chỉ 3 ngày. Do không còn khả năng trả lại, cuối cùng khách hàng đã bị ngân hàng kiện ra tòa.

Trên thực tế, ngân hàng liên quan đã sớm phát hiện ra sai sót sau khi chuyển nhầm 500 NDT thành 5 triệu NDT. Ngân hàng đã chủ động liên hệ với khách hàng, hy vọng sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền khổng lồ.

Nhận được 18,2 tỷ đồng do chuyển khoản nhầm, người đàn ông tiêu hết chỉ trong 3 ngày rồi bị khởi kiện, tòa án tuyên bố: Ngân hàng phải bồi thường 3,6 tỷ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: 163

Tuy nhiên, khách hàng lại cho rằng ngân hàng là người có lỗi trước và phải chịu trách nhiệm. Sau khi nhận được số tiền khổng lồ, anh ta có đủ lý do để phung phí hết số tiền đó. Sau nhiều lần thương lượng không thành công với khách hàng, ngân hàng đành phải đưa anh ta ra tòa.

Sau khi điều tra toàn diện, tòa án Trung Quốc phán quyết ngân hàng đã sai phạm trong việc chuyển nhầm 500 NDT thành 5 triệu NDT. Ngân hàng cần phải xử lý người thực hiện giao dịch chuyển tiền này, đồng thời phải chịu trách nhiệm 20% cho sai sót nghiệp vụ (tương đương gần 1 triệu NDT - khoảng 3,6 tỷ đồng).

Tuy nhiên, sau khi nhận được 5 triệu NDT mà ngân hàng đã chuyển nhầm, khách hàng không chịu trả lại toàn bộ số tiền và phung phí hết trong thời gian ngắn, đây là hành vi "làm giàu bất chính". Tòa án khẳng định, khách hàng cần phải trả lại toàn bộ số tiền mà ngân hàng đã chuyển nhầm.

Xét thấy khách hàng đã phung phí số tiền khổng lồ, giải pháp duy nhất là phong tỏa tiền gửi, nhà cửa, xe hơi, trang sức và các tài sản khác của khách hàng và bán đấu giá. Nếu tài sản bị tịch thu vẫn không đủ bù đắp nợ, khách hàng sẽ bị đưa thẳng vào danh sách đen bao gồm những người không đáng tin cậy / không trung thực, thậm chí có thể bị xử lý hình sự trong những trường hợp nghiêm trọng.

Khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng không khỏi đặt ra câu hỏi: Nếu ngân hàng có quyền yêu cầu hoàn trả số tiền đã gửi nhầm, vậy việc treo biển "Miễn trách nhiệm sau khi rời khỏi quầy" trên quầy giao dịch ngân hàng phải giải thích thế nào?

Trên thực tế, việc một số ngân hàng đặt biển báo tại quầy giao dịch với nội dung "Chúng tôi không chịu trách nhiệm sau khi khách hàng rời khỏi quầy" không có nghĩa là ngân hàng hoàn toàn không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.

Nhận được 18,2 tỷ đồng do chuyển khoản nhầm, người đàn ông tiêu hết chỉ trong 3 ngày rồi bị khởi kiện, tòa án tuyên bố: Ngân hàng phải bồi thường 3,6 tỷ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: 163

Ý định của tấm biển này chủ yếu chỉ mang ý nghĩa: Ngân hàng hy vọng rằng khi người gửi tiền rút tiền tại quầy, họ nên tự mình đếm tiền hoặc kiểm tra bằng máy dò tiền. Nếu phát hiện sai số tiền, họ có thể thương lượng kịp thời với giao dịch viên, điều này có thể tiết kiệm rất nhiều công sức và mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Nếu người gửi tiền nhận tiền mặt tại quầy và bỏ thẳng vào túi, sau đó ra ngoài và phát hiện thiếu một vài tờ tiền hoặc có tiền giả, ngân hàng sẽ phải xem lại video giám sát ngay tại thời điểm đó, gây tốn kém rất nhiều công sức cho ngân hàng. Tốt hơn hết là để người gửi tiền trực tiếp đếm tiền khi rút, điều này cũng có thể giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên quầy.

Còn trong trường hợp kể trên, trước hết, ngân hàng chắc chắn phải chịu trách nhiệm về việc chuyển nhầm 500 NDT thành 5 triệu NDT. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người gửi tiền có thể tùy ý phung phí số tiền khổng lồ này.

Người gửi tiền nên trả lại số tiền khổng lồ cho ngân hàng kịp thời sau khi nhận được "khoản tiền bất chính". Nếu người gửi tiền không trả lại, ngân hàng có quyền khởi kiện để đòi bòi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại.

 (Nguồn: 163)